Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam
SVVN - Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1985, sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Dũng thực hiện giảng dạy tiếng Nhật online, đồng thời anh cũng vận hành một công ty giảng dạy tiếng Nhật online chuyên nghiệp dành cho cộng đồng người học, yêu thích tiếng Nhật tại Việt Nam.  

Học nỗ lực, dạy hết mình

Thời sinh viên, Dũng học tập và trao dồi không ngừng để hiện thực hóa giấc mơ giảng dạy của mình. Việc học tập ở Nhật của Dũng kéo dài từ năm 2009 (Học viện Giao lưu quốc tế Tokyo) đến năm 2015 (tốt nghiệp khoa Giáo dục, trường ĐH Nihon). Ngoài ra, anh cũng từng nhận được học bổng của hội Phật giáo Tokyo và học bổng Mitsubishi trong hai năm.

Ban đầu, cuộc sống vừa học vừa làm của Dũng gặp nhiều trắc trở vì kinh tế ở Nhật lúc đó bất ổn, khó kiếm việc. “Mình hạn chế hoạt động vui chơi để tập trung học và đi làm trang trải cuộc sống. Mình quyết tâm săn tìm học bổng, sau hai năm, mình đã đạt được mục tiêu đó. Hai năm cuối đại học, mình có nhiều thời gian hơn để làm những điều mình thích và những điều mình làm khi ấy đều gắn kết với công việc hiện tại của mình”, Dũng hồi tưởng.

Trước đó, Dũng từng thử sức với tiếng Anh và cảm thấy không phù hợp nên anh chuyển sang tiếng Nhật và đam mê với nó đến tận bây giờ. Sau một năm học tiếng Nhật, Dũng tham gia nhiều diễn đàn về thứ tiếng Nhật để đăng bài, mở lớp học dạy online miễn phí và dạy ở trung tâm. Năm 2014, anh bắt đầu dạy tiếng Nhật bằng cách tự quay video và đăng tải lên mạng xã hội. Anh bày tỏ: “Mình may mắn là người đi đầu tại thời điểm đó nên được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ. Ngay từ những ngày đầu học tiếng Nhật, mình luôn muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho mọi người. Khi còn học ở Việt Nam, mình dạy tiếng Nhật cho những người xung quanh xóm trọ rất nhiều, hễ ai muốn học là mình dạy”.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 1

Dũng quyết tâm giành học bổng để giảm bớt gánh nặng về chi phí khi mới sang Nhật.

Dũng cho hay, thời điểm anh học tiếng Nhật còn hạn chế nhiều về sách vở, từ điển hay tài liệu, gặp khó khăn gì đều phải tự tra cứu tìm hiểu rất lâu. Ngày nay, có rất nhiều học liệu để người học tham khảo, nhưng vẫn có nhiều khó khăn trong việc học vì tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ khó. “Trải qua quá trình học và dạy, mình thấy nhiều người thử sức với thứ tiếng này nhưng bỏ dở giữa chừng. Để cải thiện tình trạng này, mình chú trọng xây dựng nội dung học tập thú vị và dễ học nhất. Từ việc chia sẻ nội dung miễn phí trên nền tảng mạng xã hội, mình suy nghĩ cách dạy và học tiếng Nhật chuyên nghiệp, hiệu quả hơn”, Dũng chia sẻ.

Khởi nghiệp khó, ưu tiên giáo dục

Đầu năm 2015, qua những video Dũng đăng tải, nhà đầu tư xuất hiện, anh về Việt Nam ngay sau khi nộp xong luận văn, bỏ dở lễ tốt nghiệp. “Mới về, mình chân ướt chân ráo vì phải làm giám đốc luôn, trong khi chưa định nghĩa được “giám đốc là gì?”. Nhiều công việc cần xử lý cùng với việc dạy 8 tiếng một ngày suốt cả tuần. Khó khăn đến khi không thống nhất chung về mặt quản lý tài chính và phương pháp giảng dạy, nhà đầu tư quyết định rút vốn và khi đó mình phải mua lại cổ phần. Quãng thời gian đó mình gặp khó khăn lớn về tài chính để trang trải cuộc sống và điều hành công ty”, Dũng nhớ lại.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 2

Dũng tham gia buổi gặp mặt Koizumi Ryuji chia sẻ về định hướng công việc cùng các chính trị gia người Nhật.

Bên cạnh đó, khi mới tái cấu trúc lại công ty, nhân viên chủ yếu là những thành viên cũ, do nhà đầu tư tuyển dụng sắp đặt, kinh nghiệm quản lý của Dũng là con số 0 nên thời gian đầu khởi nghiệp anh vô cùng áp lực. Sau nửa năm cố gắng, công ty dần ổn định. Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch COVID-19 tại Nhật cũng đang diễn biến căng thẳng, Dũng hạn chế đi ra ngoài, anh vận hành công ty bằng hình thức trao đổi online.

“Mình xác định giáo dục online là sản phẩm chính của công ty nên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng học tập (website, app), đội ngũ chuyên môn giảng dạy và hoàn thiện hệ thống học liệu. Đặc biệt, trong quá trình kiến tạo sản phẩm, mình luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ, tư vấn của nhiều thầy cô hiện đang là giảng viên hàng đầu tại các khoa liên quan đến tiếng Nhật ở các trường ĐH tại Việt Nam và Nhật Bản. Mình “kinh doanh giáo dục”, nhưng trong thâm tâm, vẫn luôn để chữ “giáo dục” lớn hơn chữ “kinh doanh”, và lấy nó làm kim chỉ nam trong mọi quyết định đường hướng phát triển”. Dũng bày tỏ.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 3

Dũng luôn nỗ lực với công việc giảng dạy tiếng Nhật của mình.

Trong tương lai, Dũng sẽ đầu tư nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn, chuẩn bị cho những dự án sắp ra mắt nhằm hoàn thiện hơn hệ sinh thái học tiếng Nhật tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
SVVN - Cuộc thi 'Nét đẹp Việt phục 2025' không chỉ là sân chơi dành cho các sinh viên yêu thích văn hóa truyền thống mà còn là cơ hội để mỗi người thể hiện tinh thần dân tộc, khám phá những giá trị xưa cũ trong một diện mạo mới mẻ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

SVVN - Từ ngày 1/4, theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), những nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3/2025. Trước thông tin này, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo lắng, tìm thêm phương án khi đang thuê trọ trên địa bàn TP. HCM.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

SVVN - Vinh dự là đơn vị tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), Học viện Ngoại giao có ưu thế với nhiều sinh viên trẻ đầy năng động, nhiệt huyết và có kỹ năng công tác ngoại giao tốt. Chính vì vậy, đây vừa là một nguồn nhân lực tiềm năng hỗ trợ Diễn đàn diễn ra suôn sẻ, vừa là cơ hội để các bạn sinh viên Ngoại giao được đóng góp cho hoạt động đối ngoại của đất nước.
Hành trình chinh phục đỉnh cao Olympic Hóa học quốc tế của nam sinh Bắc Ninh

Hành trình chinh phục đỉnh cao Olympic Hóa học quốc tế của nam sinh Bắc Ninh

SVVN - Nguyễn Hữu Tiến Hưng, chàng trai từng đam mê tiếng Anh, rồi bén duyên với Hóa học, đã xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2024. Không chỉ đạt điểm số cao nhất đoàn Việt Nam, cậu còn ghi dấu ấn với hành trình học tập đầy nghị lực, tinh thần tự học bền bỉ và khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức.
Thân Thế Công – từ cậu bé 'nghiện' game đến nhà Vô địch Olympic Vật lý quốc tế

Thân Thế Công – từ cậu bé 'nghiện' game đến nhà Vô địch Olympic Vật lý quốc tế

SVVN - Liệu có ai nghĩ rằng, một cậu bé từng nghiện game, từng bị bố mẹ bán đi máy tính vì ham chơi, lại có thể trở thành nhà vô địch Olympic Vật lý Quốc tế? Câu chuyện của Thân Thế Công, chàng trai giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế 2024, chắc chắn sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ sinh viên hôm nay.