Người lao động có trình độ cao ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

SVVN - Dù kiểm soát thành công tác động của COVID-19 lên sức khỏe cộng đồng, Việt Nam đã và đang chịu tổn thất không ít về kinh tế, và có lẽ lực lượng lao động là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch này.

Theo số liệu điều tra lao động và việc làm quý 2/2020 do Tổng cục Thống kê công bố, gần 31 triệu người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam phải chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Phần lớn người lao động vẫn có việc làm nhưng thu nhập bị cắt giảm do hoạt động kinh tế giảm sút (ảnh hưởng tới 72% lao động trong khu vực dịch vụ), hay chuỗi cung ứng bị gián đoạn (ảnh hưởng tới 67,8% lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng). Tỉ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.

Người lao động có trình độ cao ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ảnh 1 TS John Walsh (Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế thuộc ĐH RMIT) phân tích tác động của COVID-19 lên các thành phần khác nhau của lực lượng lao động.

Về tổng thể, lực lượng lao động đã giảm xuống còn 53,1 triệu người, thấp hơn 2,4 triệu người so với quý 2/2019. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ cuộc điều tra lao động và việc làm bắt đầu vào năm 2011.

Nhiều vấn đề cần giải quyết

TS John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế thuộc ĐH RMIT, nhận định rằng, “mặc dù mọi nhóm lực lượng lao động đều chịu ảnh hưởng ít nhiều, lao động nữ và lao động ở vùng sâu vùng xa là những nhóm chịu tác động lớn nhất vì các hộ gia đình phải cân nhắc xem ai là người lo miếng cơm manh áo và ai sẽ mất việc”.

“Các hộ gia đình ở nông thôn có thể đón nhận một số lao động di cư từ thành thị trở về và sử dụng họ trong các công việc bán thời gian. Nhưng điều này thường đồng nghĩa với việc lao động nữ sẽ mất việc”.

Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Những người phụ thuộc vào kinh tế tiền mặt (chẳng hạn như bán hàng rong) chịu ảnh hưởng nặng nề hơn vì nhiều hoạt động ở thành thị bị hạn chế trong thời gian giãn cách xã hội, và họ không có “sếp” – những người có thể sắp xếp cho họ công việc khác.

Tiến sĩ Walsh chỉ ra rằng hàng triệu người đã phải hủy bỏ kế hoạch đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc do việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều người Việt từng đi xuất khẩu lao động cũng phải hồi hương do dịch bệnh.

“Người lao động thì mất cơ hội kiếm thu nhập và Việt Nam cũng mất đi lượng kiều hối đáng kể vì đó. Các kỹ năng, năng lực và mạng lưới quan hệ mới mà lẽ ra những người này có thể đem đến cho kinh tế Việt Nam cũng bị ngưng trệ”, Tiến sĩ cho hay.

Theo vị chuyên gia từ RMIT, mức độ mở của nền kinh tế cũng đặt ra một điều khác phải cân nhắc: người Việt đang xuất khẩu nhiều loại hàng hóa mà bản thân họ không tiêu thụ trong nước và mua hàng hóa nhập khẩu mà họ không tự sản xuất được.

“Để giảm nguy cơ đến từ thực trạng này, chính phủ nên cân nhắc điều chỉnh trọng tâm sản xuất để người Việt có thể dùng hàng Việt nhiều hơn”, TS Walsh nhận định. “Các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách tăng lương tối thiểu, cũng như nâng cao kỹ năng và trình độ học vấn của người lao động trong nước để có thể hợp với mức lương tăng”.

Người lao động có trình độ cao ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ảnh 2 Người lao động có trình độ cao ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, TS Walsh cho rằng nên hỗ trợ nhiều hơn cho lao động trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu nguy cơ tổn thương của nhóm lao động đặc thù này. Ông đề xuất bổ sung kiến thức và nguồn lực cho các dự án hướng tới gia tăng giá trị của các mặt hàng và thương hiệu cụ thể, đồng thời phân phối các sản phẩm này ra các nước trong khu vực và thị trường quốc tế.

Đường dài phía trước

“Hiện tại, những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam có thể triển khai hòng vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu là có hạn”, TS Walsh nhận xét. “Chính phủ đã phải điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng GDP và rất có thể phải ‘qua cơn bĩ cực mới tới hồi thái lai’”.

Cũng theo chuyên gia này, việc chưa chắc khi nào mới có vắc-xin COVID-19 và khả năng các đợt lây nhiễm mới bùng phát có thể đảo lộn bất cứ kế hoạch nào đã đặt ra.

“Người dân trên khắp thế giới đang rất quan ngại về nguy cơ người dân từ các nước khác (bao gồm lao động nhập cư) nhập cảnh vào nước họ và gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh mới.

“Sẽ rất hữu ích nếu như mọi người có thể tìm cách đoàn kết để nắm bắt tình hình, và cùng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau”, TS Walsh nói.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).