Tham vấn xây dựng Luật Nhà giáo: Những kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chiều 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT), phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về Khung chính sách và pháp lý cho nhà giáo: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam. 

Phát triển đội ngũ nhà giáo là mục tiêu quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Nhà giáo không chỉ là một vấn đề pháp lý mà còn là sự khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với đội ngũ nhà giáo – những người đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống giáo dục. Ông cho biết, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có truyền thống trọng thầy, tôn sư, vai trò của nhà giáo luôn được quan tâm và bảo vệ. Chính vì vậy, việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh và hiện đại cho nhà giáo là điều hết sức cần thiết.

Tham vấn xây dựng Luật Nhà giáo: Những kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam ảnh 1

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: MOET

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, trong thời gian qua, Bộ GD - ĐT đã tiến hành xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo với quy trình công phu và sự tham gia của nhiều chuyên gia, cơ sở giáo dục đại học và các sở GD - ĐT. Dự thảo Luật Nhà giáo đã được trình lên Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với sự tham gia đóng góp ý kiến của 127 đại biểu tại các tổ và 37 ý kiến thảo luận tại nghị trường.

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là làm thế nào để thu hút và giữ chân những người tài vào nghề giáo. Bộ GD - ĐT cũng đề xuất Chính phủ xây dựng Đề án Luật Nhà giáo nhằm chuyển từ việc quản lý hành chính sang quản lý chất lượng, qua đó tạo ra một môi trường giáo dục năng động, chuyên nghiệp hơn.

Kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất cho Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – Chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, chính sách về nhà giáo chỉ thực sự hiệu quả khi được xây dựng theo một tiếp cận tổng thể và toàn diện. Ông cho rằng, các chính sách phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh như: Các thách thức, rào cản trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện các chính sách trước đây, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt để có thể đáp ứng với các thay đổi trong tương lai.

Tham vấn xây dựng Luật Nhà giáo: Những kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam ảnh 2

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – Chuyên gia giáo dục chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: MOET

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng khuyến nghị việc xây dựng chính sách nhà giáo không nhất thiết phải tạo ra những văn bản hoàn toàn mới, mà có thể hợp nhất các chính sách riêng lẻ đã thành công trước đó vào một khung pháp lý thống nhất. Yếu tố quan trọng nhất để chuyển chính sách thành luật là nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nghề giáo và quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo.

Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế như bà Miki Nozawa - Phụ trách Chương trình Giáo dục của UNESCO tại Việt Nam, đã ghi nhận cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Luật Nhà giáo. Bà cho rằng, việc này sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc, giúp đội ngũ nhà giáo không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn khẳng định được vai trò trung tâm của mình trong hệ thống giáo dục. UNESCO cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.

Tăng cường chuyên nghiệp hóa và thu hút người tài vào nghề

Tại Hội thảo, bà Valerie Djioze - Đại diện UNESCO, cũng đã giới thiệu các hướng dẫn xây dựng chính sách nhà giáo, giúp các quốc gia định hướng và xây dựng chính sách quốc gia về nhà giáo dựa trên minh chứng cụ thể. Những vấn đề thực tế mà các nhà giáo đối mặt, như chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, và cơ hội phát triển nghề nghiệp, cũng đã được đưa ra bàn luận.

Tham vấn xây dựng Luật Nhà giáo: Những kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam ảnh 3

Các chuyên gia tại Hội thảo. Ảnh: MOET

Các đại biểu cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, nơi đã thực hiện các chính sách nâng cao vị thế nhà giáo, tăng lương và trao quyền tuyển dụng cho các trường học. Những kinh nghiệm này sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng trong việc hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà giáo tại Việt Nam.

Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của chuyên gia

Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục khẳng định, việc xây dựng Luật Nhà giáo hiện nay đang được thực hiện một cách kỹ lưỡng, thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng rãi. Ông nhấn mạnh, mục tiêu của Luật Nhà giáo là tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ và chuyên môn, đồng thời củng cố trách nhiệm của họ trong việc phát triển nền giáo dục đất nước.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng ghi nhận các ý kiến đóng góp tại Hội thảo và khẳng định rằng, Bộ GD - ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, chú trọng đến các chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Lan tỏa tinh thần sẻ chia trong dịp Tết Nguyên đán 2025
Lan tỏa tinh thần sẻ chia trong dịp Tết Nguyên đán 2025
SVVN - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp mà còn là thời điểm ý nghĩa để sẻ chia và gắn kết cộng đồng. Trong những ngày cận Tết, hàng loạt chương trình ý nghĩa đã được triển khai trên khắp cả nước, mang đến niềm vui và hơi ấm ngày Xuân cho hàng nghìn thanh niên, công nhân, ngư dân, chiến sĩ biên phòng cùng những người có hoàn cảnh khó khăn.
Mang Tết đoàn viên đến gần hơn với sinh viên khó khăn
Mang Tết đoàn viên đến gần hơn với sinh viên khó khăn
SVVN - 'Chuyến xe yêu thương 2025' – Hành trình đặc biệt của những giấc mơ đoàn viên, mang vé xe miễn phí và món quà Tết ý nghĩa đến gần 200 sinh viên khó khăn. Hơn cả một chuyến đi, đó là hành động sẻ chia, là sợi dây gắn kết yêu thương, giúp các bạn trẻ vượt qua những nỗi lo ngày cuối năm để trở về vòng tay gia đình ấm áp.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.