Các nhà nghiên cứu xác định rằng, dân số đeo kính ở miền Bắc Ấn Độ có nguy cơ xét nghiệm dương tính với COVID-19 thấp hơn 2-3 lần so với những người không đeo kính.
Các tác giả nhấn mạnh rằng, vi rút chủ yếu lây lan qua các giọt đường hô hấp và đường tiếp xúc. Các nhà khoa học lưu ý: “Việc sử dụng kính đeo trong thời gian dài có thể ngăn ngừa việc chạm và dụi mắt lặp đi lặp lại. Các tác giả nhận xét rằng, chạm và dụi mắt có thể là một con đường lây nhiễm virus đáng kể. “Các nhân viên y tế nên sử dụng tấm che mặt và kính bảo hộ để bảo vệ mắt của họ. Các tác giả nhấn mạnh: Đeo kính không bảo vệ mắt nhiều như kính bảo hộ, nhưng nó có thể cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó.
Theo các nguồn tin, bằng cách theo dõi các bệnh nhân bị COVID-19 nhập viện tại một bệnh viện ở miền bắc Ấn Độ, các tác giả nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò bảo vệ của kính chống lại virus. Sau một nghiên cứu dịch tễ học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 304 bệnh nhân nhập viện, chỉ có 58 bệnh nhân (khoảng 19%) đeo kính ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nói cách khác, nguy cơ mắc SARS-CoV-2 đối với những người đeo kính thấp hơn từ 2 đến 3 lần so với những người khác.
Các tác giả nghiên cứu cho biết: "Tuyến lệ có thể là đường lây truyền virus từ túi kết mạc đến vòm họng. Chạm hoặc dụi mắt bằng tay bị nhiễm khuẩn là một con đường lây nhiễm quan trọng". Một yếu tố lây nhiễm dường như không tác động đến những người đeo kính thường xuyên vì có một chướng ngại vật ngăn họ đưa tay lên mắt. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, điều quan trọng cần nhớ là bạn nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dùng nước sát khuẩn tay nhiều lần trong ngày và tránh để tay lên mặt, đặc biệt đối với đôi mắt.