Tiếp nước sạch cho người dân miền Tây

Tình nguyện viên tiếp nước sạch cho người dân miền Tây
Tình nguyện viên tiếp nước sạch cho người dân miền Tây
SVVN - Thấy tình xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh miền Tây, các bạn tình nguyện viên thuộc Hội tình nguyện Gió Yêu Thương đã cùng chung tay đưa nước sạch từ TP. HCM xuống “giải khát” cho người dân tại khu vực huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

Giải quyết tình huống cấp bách

Từ cuối tháng 2/2020, khi nạn xâm thực mặn diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Tây, Hội tình nguyện Gió Yêu Thương đã cử thành viên về khu vực các xã thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang khảo sát. Nguyễn Tiến Tuấn (Phó Hội trưởng Hội Tình nguyện Gió Yêu Thương) cho biết: “Ngày 29/2, tụi mình đi khảo sát tại xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, thấy nơi đây bà con thiếu nước ngọt ăn uống trầm trọng. Sau khi khảo sát, Ban điều hành đã tức tốc họp và đề ra chương trình “Cùng hỗ trợ nước sạch cho bà con miền Tây”. Hội đã trích ra 12 triệu đồng quỹ Hội và vận động thêm từ nguồn lực bên ngoài để thực hiện chuỗi hoạt động này. Thật vui khi Hội vừa phát động chương trình, đã có rất nhiều người tham gia hưởng ứng. Mỗi người  góp một ít nhưng tụi mình thu được hơn 10 triệu đồng chỉ trong vòng một tuần. Hiện nay, Hội còn dư hơn 17 triệu đồng để thực hiện tiếp hoạt động này. Tụi mình sẽ tiếp tục vận động tài lực để có thêm nước sạch chia sẻ tới bà con nơi đây”.

Tiếp nước sạch cho người dân miền Tây ảnh 1 Các bạn tình nguyện viên của Hội tình nguyện Gió Yêu Thương tham gia “Giải khát nước sạch” cho bà con miền Tây

Ngày 3 - 4/3,Hội tình nguyện Gió Yêu Thương đã tiếp được 3 xe bồn nước sạch, mỗi xe 17 m3. Tiếp đến, ngày 15/3, các thành viên trong Hội lại tiếp thêm được 2 xe nữa. Và các bạn dự kiến, cứ cuối tuần vào Chủ Nhật, sẽ tiếp 2 xe bồn nước sạch, cho đến khi hết kinh phí thực hiệ hoặc tới khi mưa xuống và người dân không còn thiếu nước sạch. Mỗi xe bồn “giải khát” được chở từ TP. HCM xuống trực tiếp, chi phí hết 4,2 triệu đồng. Các bạn đặt mua nước tại Q. 7, TP. HCM và xe chạy thẳng về cấp nước cho bà con tại địa phương. Tình nguyện viên của Hội sẽ tự di chuyển bằng xe gắn máy xuống. “Địa phương hỗ trợ tụi mình rất nhiệt tình, mượn sẵn máy bơm đáy về phụ bơm nước cho bà con. Các bạn đoàn viên, thanh niên tại địa phương cũng hỗ trợ công tác khuân vác và sắp xếp bà con nhận nước trong trật tự”, Đoàn Thị Huỳnh Như (Phó Trưởng ban Nhân sự, Hội tình nguyện Gió Yêu Thương) cho biết.

Đi để yêu thương và chia sẻ nhiều hơn

Để có được một xe nước chia sẻ tới bà con, các bạn tình nguyện viên phải có mặt tại địa phương từ sáng sớm, chuẩn bị. “Công việc thực tế chỉ diễn ra trong khoảng 2 - 3 tiếng nhưng tụi mình phải chuẩn bị thật kỹ càng, chu đáo. Hội cũng phân công công việc cho từng tình nguyện viên tham gia chương trình. Có chứng kiến cảnh người dân chắt chiu từng chút nước sạch, tụi mình mới hiểu được những khó khăn của người dân nơi đây. Tuy thiếu nước là vậy, xong ai cũng xếp hàng ngăn ngắn, đợi đến lượt mình. Mình thấy ấm áp nhất chính là mấy chú dưới đây có xe tải, sau khi đi làm cả ngày về lại tranh thủ chạy xe cấp nước cho bà con, nhiều khi tới 11h - 12h đêm. Đấy chính là tình người trong cơn hoạn nạn”, Huỳnh Đạt (cựu Hội trưởng Hội tình nguyện Gió Yêu Thương) nhớ lại.

Tiếp nước sạch cho người dân miền Tây ảnh 2 Các bạn tình nguyện viên hỗ trợ mang nước cho bà con ra xe 

Lê Hồng Bảo (tình nguyện viên mới của Hội tình nguyện Gió Yêu Thương) chia sẻ: “Chứng kiến cảnh người dân xếp hàng lấy nước, rồi nghĩ tới cách mình xài nước ở nhà, mình cảm thấy thật có lỗi. Giờ mình tìm mọi cách để tiết kiệm nước. Ngoài ra, mình còn nói chuyện với cả nhà về việc vì sao phải tiết kiệm nước để mọi người cùng có ý thức tiết kiệm tài nguyên nước. Mong rằng, tới đây, Chính phủ sẽ có nhiều giải pháp đồng bộ để cuộc sống người dân bớt bị ảnh hưởng bởi nạn xâm thực mặn hằng năm”.

Cũng là lần đầu tiên tham gia chương trình “Giải khát nước sạch” cho người dân miền Tây, Thái Nguyễn Minh Duy tâm sự: "Đây là lần đầu tiên mình thấy bà con thiếu nước trầm trọng như vậy. Bà con phải canh từ sáng tới tối để có nước sinh hoạt và thiếu nhất là nước ngọt dùng cho ăn, uống. Đến đây mình mới cảm nhận sâu sắc tình cảnh khốn đốn của người dân vì thiếu nước. Có những cô bác lớn tuổi, ở sâu trong những nơi mà xe cấp nước lớn  không vào được, nghe tin có nước thì đạp xe ra lấy mà không kịp. Những cánh đồng lúa cũng bị hư hại rất nhiều vì nước mặn xâm nhập và hạn hán kéo dài... Tuy nhiên, cũng đến đây mình mới thấy hết tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau của bà con trong hoàn cảnh ngặt nghèo”.

Tiếp nước sạch cho người dân miền Tây ảnh 3 Người dân miền Tây xếp hàng nhận nước sạch 

Hội tình nguyện Gió Yêu Thương chính thức thành lập ngày 22/4/2010. Hội đã thực hiện được 48 chương trình chính và rất nhiều chương trình nhỏ trong năm. Số lượng các hành viên trong Hội dao động khoảng 250 thành viên và phần đông là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học, CĐ tại TP. HCM. “Chương trình hỗ trợ nước sạch cho bà con miền Tây không phải là chương trình chính của Hội, tuy nhiên, Hội thấy cần thiết và cấp bách lúc này nên quyết định triển khai ngay. Hội rất mong hoạt động này có thể lan tỏa đến nhiều Hội nhóm tình nguyện khác, cùng chung tay hỗ trợ bà con miền Tây vượt qua đợt thiếu nước sạch này. Mùa xâm thực mặn năm 2016, Hội tình nguyện Gió Yêu Thương cũng về tiếp nước cho bà con xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”, Tiến Tuấn chia sẻ.

Hội tình nguyện Gió Yêu Thương phối hợp với CLB Truyền thông - MC nhí kêu gọi Mạnh Thường Quân cùng chung tay cho hoạt động ý nghĩa này. Chương trình chính thức phát động từ ngày 12/3/2020. Hiện nay, nhiều câu lạc bộ thiện nguyện cũng từ TP. HCM xống cấp nước cho bà con những xã bị xâm thực mặn nặng tại các tỉnh miền Tây, như: CLB Ánh Từ Quang, CLB Tình nguyện Lửa Ấm tiếp nước cho bà con các xã ở Gò Công Tiền Giang, Đội CTXH Nhất Tâm có những hoạt động hỗ trợ tiếp nước cho bà con tại Bến Tre.

Theo Báo in
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.