"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19
SVVN - Du lịch đang từng bước được mở cửa, nhiều hướng dẫn viên du lịch đã tìm cách xoay xở kiếm sống trong khoảng thời gian chao đảo vì những “cơn sóng” của đại dịch. Bên cạnh đó, những travel blogger cũng đang rục rịch chuẩn bị trở lại cho cuộc hành trình khắp chốn trong giai đoạn sắp tới.

Hướng dẫn viên du lịch trang bị nghề "tay trái"

Là hướng dẫn viên du lịch tự do tại Sa Pa đã được bốn năm, anh Gôn Râu (quê Nha Trang, tên thật Vũ Nguyễn Quốc Quang) cho biết, trước khi dịch hoành hành, công việc khá “xuôi chèo mát mái” bởi có một lượng khách du lịch ổn định đã gắn bó với những tour của anh. Anh thường dẫn các đoàn "phượt" xuyên Đông - Tây Bắc, cũng như tổ chức một số mini tour tại các bản làng dân tộc thiểu số ở Sa Pa nói riêng và Tây Bắc nói chung, cộng với dịch vụ tour trekking (đi bộ đường dài) để chiều lòng những vị khách ưa mạo hiểm.

Cho đến giữa tháng Năm, công việc của anh bắt đầu ngưng trệ, cùng thời điểm dịch bùng phát tại Bắc Giang. Sau này, khi ngành vận tải dần tê liệt, sinh kế của anh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh chia sẻ: “Vì mất đi nguồn thu nhập chính nên tháng đầu mình phải vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để trang trải cuộc sống. Sau đó, mình có chuyển sang buôn bán chút ít trái cây, thịt trâu gác bếp, cùng vài món đặc sản Tây Bắc. Giờ mình chỉ còn biết dè xẻn thôi”.

"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19 ảnh 1

Thời gian qua, Gôn Râu đã kiếm sống bằng công việc buôn bán trái cây, thịt trâu gác bếp.

Chơi vơi là thế, anh vẫn tin rằng ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước sẽ sớm phục hồi. Theo lời kể của anh, hiện Lào Cai đã nới lỏng đi lại trong tỉnh. Vì vậy, nhân lúc này, anh tranh thủ đi chụp phong cảnh, song song là khám phá thêm những địa điểm mới để phục vụ cho công việc khi thị trường du lịch tại Sa Pa được vực dậy. Anh cho biết: “Chỉ mong đến năm 2022, du lịch sẽ trở lại bình thường, và những người làm trong nghề như mình vẫn còn nhiệt huyết để bám trụ tới cùng”.

"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19 ảnh 2
Trước dịch, Gôn Râu đã có những tour trekking chinh phục nhiều đỉnh núi cao như Fansipan.

Là sinh viên chuyên ngành Kế toán, thế nhưng Trần Thị Hằng (sinh năm 2000) lại bén duyên với nghề hướng dẫn viên du lịch từ năm thứ nhất đại học. Cô khởi sự với công việc hướng dẫn viên tại một trang trại lớn ở Thái Nguyên vào năm 2018. Sang đến năm 2019, cô tự tin trở thành “đầu tàu” cho một số tour du lịch lớn, điển hình như Mộc Châu (Sơn La), Móng Cái (Quảng Ninh), Huế… Vốn đang rất thuận lợi, tuy vậy đến tháng 8/2020, công việc của Hằng cũng đến lúc “đóng băng” vì dịch.

Hằng kể, để không rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi du lịch vẫn còn bấp bênh, cô đã bắt đầu lấn sang những công việc mới như nhân viên kinh doanh bất động sản, làm marketing cho chè Thái Nguyên. Cho đến tháng Sáu năm nay, khi du lịch nội tỉnh đang nở rộ, Hằng "đánh mạnh" vào việc tổ chức tour cắm trại qua đêm, cộng với những tour trải nghiệm trong ngày cho khách du lịch. Cô chia sẻ: “Ba năm làm hướng dẫn viên du lịch đã hết 2 năm bó chân ở nhà vì dịch, mình cũng buồn lắm. Vì vậy, mình phải chuẩn bị phương án dự phòng cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra”.

"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19 ảnh 3
Hằng đã trang bị cho mình "nghề tay trái" khi du lịch vẫn còn điêu đứng vì dịch trong tương lai.

Hiện Hằng đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên). Cô cho biết, mình sẽ xây dựng một nền móng vững chắc để có thể theo đuổi nghề lâu dài sau khi ra trường. Đồng thời, Hằng sẽ thử sức với công việc marketing ở mảng ẩm thực và kinh doanh mặt hàng đồ ăn vặt nếu trong thời gian tới du lịch vẫn bất ổn.

Chờ ngày “xách ba lô lên và đi”

Sau hai năm gắn bó với công việc travel blogger, tính đến nay, anh chàng Rọt (sinh năm 1998, tên thật Bùi Ngọc Công) đã kinh qua 30 tỉnh, thành trên cả nước. Đôi chân không mỏi của chàng trai Quảng Nam cũng phải đến hồi dừng bước khi dịch bệnh hoành hành. Anh chia sẻ: “Vì công việc chính là du lịch và nhiếp ảnh nên trước mỗi chuyến đi, mình đều phải lên kế hoạch kỹ càng. Mình dự tính sẽ đi trải nghiệm hái mận ở Mộc Châu, đi "săn" lúa trên những thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc… Biết bao nhiêu thứ đã đặt ra nhưng vì dịch bệnh quá phức tạp, mình đành phải gác lại”.

"Tín đồ du lịch" chờ được "vươn mình" hậu COVID-19 ảnh 4
Rọt vẫn luôn giữ thái độ tích cực trong mùa dịch và thường xuyên lan tỏa năng lượng lạc quan của mình đến mọi người.

Bản tính là một người đam mê xê dịch, việc phải kìm chân ở nhà với Rọt thật sự không hề dễ dàng. Nhớ về đất, về người da diết, Rọt luôn trong trạng thái sẵn sàng để "bùng nổ" với những chuyến đi sau khi điều kiện cho phép. Tuy vậy, Rọt cho biết, khi chứng kiến cảnh lực lượng y, bác sĩ ở tuyến đầu phải căng mình chống dịch và từng ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân, anh càng thấy trân trọng hiện tại hơn. “Không đi lúc này thì đi lúc khác vẫn được, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe. Mình tin, Việt Nam sẽ kiên cường đẩy lùi được dịch bệnh”, Rọt tâm sự.

Là một travel blogger, anh cũng muốn truyền tải đến mọi người về một con đường du lịch an toàn, bền vững. Rọt mách nước: “Khi quy định cho phép, mình nghĩ chọn những nơi ít người biết là rất hợp lý. Nếu đam mê khám phá những vùng đất sâu xa, muốn trải nghiệm cuộc sống của những người đồng bào vùng cao hay thích cảm giác trekking, bạn có thể chọn các điểm đến ở Tây Bắc. Đây là những nơi phù hợp khi vừa không phải tiếp xúc với nhiều người, vừa có dịp tìm hiểu về những giá trị văn hoá của địa phương. Quan trọng hơn hết là tuân thủ nghiêm ngặt nội quy mà chính quyền, cơ sở du lịch đã đề ra”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.