Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch”

0:00 / 0:00
0:00
Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch”
SVVN - Nhiều lần muốn từ bỏ công việc vì nhớ gia đình, song nụ cười của mọi người trong khu cách ly lại cho Trần Thị Tốt (21 tuổi, Q. 4, TP. HCM) lý do để ở lại, tiếp tục góp sức chống dịch. 

Ngày 24/7, Tốt bắt đầu tham gia hỗ trợ tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Q. Gò Vấp). Công việc khởi đầu một ngày của Tốt là vận chuyển nhu yếu phẩm do người nhà bệnh nhân gửi tới đến tay từng người. Buổi trưa, cô cùng các tình nguyện viên lại tất bật phát cơm canh; pha cháo hay mì cho người già, trẻ nhỏ và phụ trách dọn dẹp vệ sinh tại khu cách ly. Trước khi phát cơm, các thành viên phải đếm đúng số lượng người cần vì cơm mang vào bên trong sẽ không thể đem ra ngoài trở lại. Dù đã trang bị đồ bảo hộ, Tốt không được tiếp xúc lâu với người bệnh để đảm bảo an toàn cho hai bên. Người già và trẻ em, nhất là bệnh nhân chuyển nặng phải nằm ở phòng cấp cứu được Tốt đặc biệt quan tâm, hỗ trợ.

Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch” ảnh 1

Công việc hằng ngày của Tốt trong bộ đồ bảo hộ.

Cô kể: “Ở đây, có một bé học lớp 1 và một bé học lớp 2 đang cách ly cùng mẹ và em nhỏ 2 tuổi. Ngày nào mình cũng thấy hai em tự xuống lấy đồ ăn, thức uống lên cho mẹ. Hai em luôn vui vẻ và ngoan ngoãn đứng xếp hàng đợi tới lượt. Hôm các em được về nhà, tình nguyện viên chúng mình đều ra tạm biệt. Mình tin là đã có những giọt nước mắt rơi vì hạnh phúc vào thời điểm đó”.

Với tình nguyện viên như Tốt, điều khó nhất là vượt qua nỗi nhớ gia đình. Tốt tâm sự: “Mình có chút lo sợ khi lần đầu xa nhà. Mình cũng từng nản lòng, muốn dừng công việc này vì nhớ người thân. Nhiều bạn chung tâm trạng với mình nên dễ cảm thông, chia sẻ. Mỗi lần nhớ nhà, chúng mình cùng nhau nghe và hát các bài hát về mẹ. Điều chúng mình có thể làm bây giờ là động viên nhau cố gắng từng ngày, mong cho dịch qua đi để sớm trở về với gia đình”.

Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch” ảnh 2

Tốt và các tình nguyện viên trong nhóm mình.

“Nụ cười của người bệnh hay những lời cảm ơn, động viên từ mọi người trong khu cách ly là động lực để mình tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Tốt nói thêm.

Người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ nhiễm COVID-19 do sức đề kháng yếu. Vì vậy, trước khi bắt đầu công việc, Tốt được mọi người trong đoàn hướng dẫn kỹ để biết nên và không nên làm gì trong quá trình chăm sóc hai đối tượng này.

Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch” ảnh 3

Những tình nguyện viên cùng ca làm với Tốt.

Tốt kể: “Khu cách ly có một bác tên là Hi Vọng. Lúc mới chuyển vào, bác phải thở bình ôxy vì cơ thể rất yếu mà bác lại không chịu ăn uống. Sau ba ngày, chúng mình động viên, chăm bác ăn từng thìa cháo, thì bác cũng dần hồi phục. Giờ đây, bác đã tươi cười, đi lại và nói chuyện với mọi người trong phòng nhiều hơn. Những câu chuyện của bác đôi khi nói về tình nguyện viên chúng mình nên cả đoàn đều rất hạnh phúc”.

Tại điểm trường Lê Quý Đôn, Tốt và các tình nguyện viên chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 8 người. Ca làm việc của hai nhóm là 7h - 19h và 19h - 7h hôm sau, một tuần xoay ca một lần. Tốt chia sẻ rằng, Quận Đoàn Gò Vấp luôn hỗ trợ nhiệt tình để các tình nguyện viên yên tâm làm việc.

Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch” ảnh 4

Tốt luôn giữ tinh thần lạc quan để hoàn thành tốt công việc của mình.

“Trước khi tham gia, mình rất băn khoăn vì còn công việc và gia đình sau lưng. Nhưng tham gia đến nay đã được hai tháng, mình chưa bao giờ thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch. Các bạn trong nhóm đều dễ thương, sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khác và mọi người trong khu cách ly để ai cũng thoải mái, vui vẻ”, cô bạn khẳng định.

Trần Thị Tốt: “Suốt hai tháng, mình chưa lúc nào thấy hối hận khi đi hỗ trợ chống dịch” ảnh 5

Công việc vận chuyển nhu yếu phẩm của Tốt và các tình nguyện viên đến tay người bệnh.

Ngoài thời gian làm việc, các thành viên thường tổ chức nhiều hoạt động như xem phim, ca hát và tập thể dục cùng nhau để gắn kết tình cảm, đồng thời giải tỏa áp lực công việc.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

SVVN - Các loại “bùa yêu” đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng. Những lời quảng cáo như “giúp níu kéo tình yêu”, “đảm bảo đối phương nghe lời răm rắp” hoặc “hàn gắn mọi mâu thuẫn tình cảm” được các tài khoản tự xưng là “thầy bùa” tung hô. Tuy nhiên, ẩn sau những lời mời gọi hấp dẫn ấy là những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.