Trích đăng hồi ký Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

0:00 / 0:00
0:00
Trích đăng hồi ký Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
SVVN - Là nữ Phó Tổng thống đầu tiên, cũng là người phụ nữ da màu gốc Á, gốc Phi đầu tiên nắm giữ vị trí quyền lực bậc nhất của nước Mỹ; Kamala Harris là một nhà lãnh đạo thông minh, tài giỏi, mạnh mẽ, giàu lòng nhân ái, luôn quan tâm và đấu tranh vì công lý, công bằng xã hội cho những người yếu thế trong xã hội. Xin giới thiệu trích đoạn cuốn hồi ký “Sự thật ta nắm giữ” của bà. 
Trích đăng hồi ký Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ảnh 1
"Sự thật ta nắm giữ" của tác giả Kamala Harris gồm 368 trang, có giá bìa 195.000 đồng, do Công ty CP Văn hóa và Giáo dục Tân Việt và Nhà xuất bản Dân trí liên kết xuất bản.

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên bước vào Tòa án Cấp cao hạt Alameda ở Oakland, California với tư cách là một nhân viên. Đó là năm 1988, kì nghỉ hè cuối cùng ở trường luật, và tôi cùng với chín người khác được mời thực tập hè tại văn phòng công tố của quận. Tôi có cảm giác muốn trở thành một công tố viên, tôi muốn đứng trên tuyến đầu để cải cách tư pháp hình sự, và tôi muốn bảo vệ những người yếu thế. Nhưng vì chưa từng được chạm tay đến gần chức vụ đó nên tôi đã không thể đưa ra quyết định.

Mặt trời chiếu sáng rực cả tòa án. Nhìn từ hồ Merritt, tòa nhà trông cực kì nổi bật, nó cao hơn và vương giả hơn những tòa nhà khác gần đó… Ngay bản thân văn phòng công tố hạt Alameda đã là một huyền thoại. Trước khi trở thành tổng chưởng lý của California, Earl Warren là lãnh đạo văn phòng, sau đó, ông là một trong những chánh án có tầm ảnh hưởng nhất Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Tôi là người đầu tiên đến buổi họp định hướng. Sau đó vài phút, những người đồng nghiệp còn lại của tôi cũng xuất hiện. Chỉ có một người phụ nữ trong số đó là Amy Resner. Ngay sau khi buổi họp kết thúc, tôi đã đến gặp cô ấy và xin số điện thoại. Trong môi trường có đa số là nam giới, thật dễ chịu khi ít nhất cũng có một đồng nghiệp nữ. Cô ấy vẫn là một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi cho đến ngày nay, và tôi là mẹ đỡ đầu cho các con của cô ấy.

Là thực tập sinh kì hè, có thể hiểu là chúng tôi có rất ít quyền hạn hay tầm ảnh hưởng. Công việc của chúng tôi chủ yếu là học hỏi và quan sát, đồng thời hỗ trợ những nơi nào cần. Đó là cơ hội để chúng tôi biết hệ thống tư pháp hình sự hoạt động như thế nào từ bên trong, khi công lý được thực thi thì ra sao - và khi không được thực thi thì ra sao. Chúng tôi được sắp xếp làm việc cùng với các luật sư đang giải quyết tất cả các loại vụ án, từ lái xe khi say xỉn đến giết người, có cơ hội có mặt trong văn phòng - và là một phần của quá trình - tổng hợp một vụ án.

Trích đăng hồi ký Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ảnh 2

Tôi sẽ không bao giờ quên một lần người hướng dẫn của tôi giải quyết vụ án liên quan đến một cuộc truy bắt ma túy. Cảnh sát đã vây bắt và giam giữ một vài người, trong đó có một người ngoài cuộc vô tội: một người phụ nữ không may bị cuốn vào đợt truy bắt này. Tôi chưa gặp cô ấy. Tôi không biết cô ấy là ai hay cô ấy trông như thế nào. Tôi không có bất kì mối liên hệ nào với cô ấy, ngoại trừ bản báo cáo mà tôi đang xem qua. Nhưng cô ấy có điều gì đó khiến tôi chú ý.

Đó là một buổi chiều muộn ngày thứ Sáu, hầu hết mọi người đã về nhà nghỉ cuối tuần. Từ nay cho đến thứ Hai, gần như chắc chắn là thẩm phán sẽ không thể gặp cô ấy. Điều đó có nghĩa cô ấy sẽ phải ngồi tù trong hai ngày cuối tuần.

Cô ấy có làm việc vào cuối tuần không? Cô ấy có phải giải thích cho chủ của cô ấy biết rằng mình đã ở đâu không? Cô ấy có bị sa thải không?

Quan trọng hơn, tôi biết cô ấy có con nhỏ ở nhà. Chúng có biết cô ấy đang ở trong tù không? Chúng ắt hẳn sẽ nghĩ rằng cô ấy đã làm điều gì đó sai trái. Hiện ai đang chăm sóc chúng? Có ai chăm sóc chúng không? Có thể sẽ có người gọi cho Cơ quan Bảo vệ Trẻ em. Chúa ơi, cô ấy có thể mất con.

Tất cả mọi thứ mà người phụ nữ này có đều đang bị đe dọa: gia đình, kế sinh nhai, vị thế trong cộng đồng, phẩm giá, sự tự do. Và cô ấy không làm gì sai cả.

Tôi vội vã đến gặp thư kí của tòa án và yêu cầu triệu tập vụ án ngay hôm đó. Tôi đã van xin. Tôi đã nài nỉ. Nếu thẩm phán có thể lên tòa trong năm phút, cô ấy có thể được thả. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là gia đình và những đứa con đang hoảng sợ của cô ấy. Cuối cùng, khi ngày dần kết thúc, thẩm phán đã quay trở lại. Tôi quan sát, lắng nghe khi ông xem xét trường hợp của cô ấy, và chờ ông đưa ra phán quyết. Sau đó, chỉ có thế, cô ấy đã được tự do. Cô ấy được về nhà với các con kịp giờ ăn tối. Tôi chưa bao giờ có cơ hội gặp lại, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên cô ấy.

Đó là một khoảnh khắc mang tính quyết định trong cuộc đời tôi. Đó là sự kết tinh cho thấy, có những rủi ro cực kì cao và tình người có sức mạnh phi thường như thế nào, ngay cả ở bên lề của hệ thống tư pháp hình sự. Tôi nhận ra rằng, ngay cả với quyền hạn hạn chế của một thực tập sinh, những người có lòng thành vẫn có thể thực thi công lý. Tôi như được khai sáng, đó là khoảnh khắc chứng tỏ việc để những người nhân từ làm công tố viên quan trọng biết bao. Trong những năm trước khi tôi được bầu vào vị trí điều hành một văn phòng công tố lớn, thì đây là một trong số những chiến thắng quan trọng nhất với tôi.

Tôi cũng đã biết kiểu công việc mà tôi muốn làm và kiểu người mà tôi muốn phục vụ.

Trích đăng hồi ký Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ảnh 3

Nước Mỹ có một thời gian dài đắm chìm trong bí ẩn và đen tối, khi những công tố viên tận dụng quyền lực để đưa ra phán quyết bất công. Tôi biết rõ thời kì này - về những người đàn ông vô tội bị buộc tội, về những cáo buộc chống lại người da màu mà không có đủ bằng chứng, về việc các công tố viên che giấu những thông tin có thể minh oan cho các bị cáo, về việc áp dụng luật pháp không đồng đều. Tôi lớn lên với những câu chuyện này, vì vậy tôi hiểu rõ lí do tại sao cộng đồng mình luôn thận trọng. Nhưng lịch sử vẫn có một câu chuyện khác.

Tôi biết về những công tố viên dũng cảm đã truy lùng Ku Klux Klan (những người da trắng ủng hộ các quan điểm cực đoan) ở miền Nam. Tôi biết câu chuyện về những công tố viên truy lùng những chính trị gia tham nhũng và các công ty gây ô nhiễm môi trường. Tôi biết về di sản của Robert Kennedy, với tư cách là tổng chưởng lý Hoa Kỳ, ông đã cử quan chức Bộ Tư pháp đến bảo vệ những nhà dân quyền đi xe buýt xuyên miền Nam nước Mỹ để phản đối phân biệt chủng tộc vào năm 1961, và cử cảnh sát tư pháp Hoa Kỳ đến bảo vệ James Meredith khi ông ấy nhập học Đại học Mississippi vào năm sau đó.

Tôi biết khá rõ rằng luật pháp công bằng là điều ai nấy đều khát khao. Tôi biết rằng uy quyền của luật pháp được áp dụng không đồng đều, đôi khi là do cố ý. Nhưng tôi cũng biết rằng những điều sai trái của hệ thống này rồi sẽ thay đổi. Và tôi muốn đóng góp một phần để thay đổi điều đó.

Một trong những câu nói yêu thích của mẹ tôi là “Đừng để người khác nói cho con biết con là ai. Con hãy cho họ biết con là ai”. Và tôi đã làm đúng như vậy. Tôi biết một phần của việc tạo ra thay đổi chính là điều mà tôi đã chứng kiến trong suốt cuộc đời mình, khi xung quanh tôi là những người trưởng thành hò hét, diễu hành và đòi công lý ở bên ngoài. Nhưng tôi biết vai trò của người bên trong cũng quan trọng khi họ ngồi ở bàn làm việc và đưa ra quyết định. Khi các nhà hoạt động xã hội diễu hành và đến đập cửa, tôi muốn ngồi ở phía bên trong để đón họ vào.

Tôi sẽ trở thành một công tố viên theo cách của riêng mình. Tôi sẽ thực hiện công việc thông qua góc nhìn từ chính những trải nghiệm và quan điểm của bản thân, từ sự hiểu biết mà tôi lĩnh hội được từ mẹ, từ hội trường ở Rainbow Sign và từ Sân Howard (Trường Đại học Howard nơi bà Kamala học về ngành luật).

(Theo cuốn sách “Sự thật tôi nắm giữ” do Tân Việt Books & NXB Dân trí ấn hành)

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.