Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới

0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới
SVVN - Giống như nhiều hoạt động khác, các triển lãm tranh, ảnh… phải chuyển sang hình thức trực tuyến để thích ứng với bối cảnh hiện tại. Điều đó vừa đem lại cơ hội, vừa đặt ra không ít thách thức cho các đơn vị tổ chức, nhất là khi đối tượng khán giả là những người trẻ.

Thách thức và cơ hội

Triển lãm online không quá mới mẻ trên thế giới, nhưng hình thức này đang dần phát triển tại Việt Nam kể từ khi dịch bệnh xuất hiện và tái bùng phát. Yếu tố được chú trọng đầu tiên khi tổ chức triển lãm online là tạo thuận lợi cho quá trình người tham gia tiếp cận triển lãm. Đường dẫn đến nền tảng trực tuyến - nơi diễn ra triển lãm phải rõ ràng, bản thân nền tảng ấy cần dễ thao tác để ai cũng có thể trải nghiệm. Cái khó của việc tổ chức triển lãm nghệ thuật trực tuyến là làm thế nào để truyền tải trọn vẹn cảm xúc đến người tham gia, trong khi họ không thể tận mắt ngắm nhìn các tác phẩm. Vì lý do đó, Ban Tổ chức các triển lãm cố gắng thiết kế không gian thực tế ảo sống động, “mãn nhãn”; thậm chí kèm theo cốt truyện hấp dẫn để thu hút và giữ chân người xem.

Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới ảnh 1

Những triển lãm online phải cải tiến về cả nội dung và cách làm để thu hút các bạn trẻ.

Bên cạnh những thách thức, ta không thể phủ nhận những cơ hội mà triển lãm trực tuyến mang lại. Đây là biện pháp an toàn cho những ai có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong mùa dịch. Với đường truyền ổn định cùng một vài tương tác online, mọi người đều có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm trong không gian thực tế ảo mới lạ. Từ đó, Ban Tổ chức cũng dễ dàng thu thập đánh giá của người trải nghiệm để phục vụ cho các triển lãm về sau. Các đơn vị hầu như không tốn chi phí để mở ra những triển lãm online. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đây hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng tổ chức triển lãm trong tương lai.

Trải nghiệm mới lạ

Gần đây, triển lãm cổ phục Việt online “Hồi” (thuộc dự án “V - Honour” của Đội Enactus NEU, trực thuộc Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã diễn ra thành công và nhận được cả lời khen ngợi lẫn góp ý từ người tham gia. Triển lãm quy tụ hơn 20 bộ cổ phục Việt Nam thời Nguyễn, bao gồm trang phục cung đình và trang phục thường dân.

Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới ảnh 2

Một số cổ phục trong triển lãm online "Hồi".

Nhằm tạo ra không gian thực tế ảo giúp mọi người trải nghiệm nhập vai, du hành về quá khứ, ban tổ chức với lượng nhân sự hạn chế đã phải làm việc hết sức để thu thập hình ảnh, thiết kế website một cách chân thực nhất. Với vai trò Trưởng Ban Tổ chức của “Hồi”, Ôn Chí Linh (sinh năm 2001, trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết, “Hồi” tránh cung cấp kiến thức một cách sáo rỗng mà thể hiện sinh động thông qua cốt truyện và trò chơi đi kèm, để người tham gia có hứng thú, nhớ về sự kiện lâu hơn.

Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới ảnh 3

Ban Tổ chức của "Hồi".

Triển lãm “Tranh vải K26TT” của sinh viên Khóa 26 (ngành Thiết kế thời trang, ĐH Văn Lang) cũng diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Đây là bài tập lớn trong môn học Trang trí cơ sở ngành của chương trình đào tạo cử nhân Thiết kế thời trang. Cô Lê Thị Thanh Nhàn, Phó Trưởng ngành Thiết kế Thời trang, trường ĐH Văn Lang cho biết, mục tiêu của bài tập là giúp sinh viên làm quen với vật liệu vải; học cách phối hợp màu sắc, chất liệu ở mức độ cơ bản. Triển lãm được thực hiện trên một nền tảng online dựa trên công nghệ web-based tân tiến, cho phép người dùng thiết kế không gian ba chiều thực tế ảo.

Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới ảnh 4
Một số tác phẩm trong triển lãm "Tranh vải K26TT".

Cô Nhàn cũng cho biết thêm, công sức bỏ ra cho triển lãm online không hề nhỏ, đòi hỏi giảng viên phụ trách phải cập nhật kỹ năng vận hành thiết bị máy móc; mọi kênh hoạt động cần phối hợp chặt chẽ và tuyệt đối giữ liên lạc. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng hình ảnh trưng bày cũng là điều cần thiết.

Ngoài các bức tranh, ảnh chụp cũng trở thành đối tượng nghệ thuật tiềm năng được chọn để trưng bày online. Cuộc thi - sự kiện triển lãm ảnh chân dung “Portrait of _” của nhóm bạn trẻ với tên gọi “Phô mai màu hồng” là một ví dụ điển hình của hình thức triển lãm ảnh này. Với sứ mệnh “Gói tình yêu vào trong hình ảnh”, “Portrait of _” ra đời như một “phương tiện” gợi nhớ những khoảnh khắc đã quên hay lan tỏa yêu thương trong thời gian khó khăn.

Triển lãm trực tuyến: Chuyển mình để thích nghi trong bối cảnh mới ảnh 5
Một số sản phẩm trong "Portrait of _".

Về băn khoăn liệu triển lãm trực tuyến có đủ sức truyền tải hết ý nghĩa hay không, Nguyễn Phương Quỳnh (Trưởng Ban Tổ chức) khẳng định: “Bất cứ điều gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim. Tụi mình không chỉ kêu gọi mà còn đưa ra những quan điểm thông qua các ấn phẩm truyền thông. Tụi mình có chuỗi series truyền cảm hứng, sản xuất âm nhạc, podcast và nhiều thứ khác để tạo nên sự đồng điệu với các tác giả tham dự”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.