Phương thức này kết hợp các tiêu chí bao gồm: Kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM/ ĐHQG Hà Nội (trọng số 75%), kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT (trọng số 20%), kết quả quá trình học tập THPT (trọng số 5%) và các thành tích cá nhân khác, bao gồm các giải thưởng học thuật, thành tích hoạt động xã hội, văn thể mỹ.
Do đó, điểm chuẩn của trường cũng có cách tính đặc biệt. Cụ thể, điểm chuẩn từng ngành như sau:
Điểm xét tuyển = [điểm thi Đánh giá năng lực quy đổi] x 75% + [điểm thi Tốt nghiệp THPT quy đổi] x 20% + [học lực THPT] x 5% (công thức này chưa tính điểm cộng thêm).
Trong đó:
Điểm thi Đánh giá năng lực quy đổi = điểm thi Đánh giá năng lực x 90/990.
Điểm thi Tốt nghiệp THPT quy đổi = điểm thi Tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển x 3.
Học lực THPT = tổng điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của 3 năm học 10, 11, 12.
Theo trường, so với năm 2022, hầu hết điểm chuẩn các ngành/nhóm ngành đều tăng. Có 265 (5%) thí sinh trúng tuyển với điểm Đánh giá năng lực từ 900 trở lên và đồng thời điểm thi tốt nghiệp THPT từ 27 trở lên.
Gần 15% thí sinh trúng tuyển có điểm thi Đánh giá năng lực từ 900 trở lên, 10% thí sinh có điểm thi Tốt nghiệp THPT từ 27 điểm trở lên và 55% thí sinh có điểm thi Tốt nghiệp từ 25 điểm trở lên.