Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thân Thị Vân Anh (sinh năm 2003) đang là sinh viên lớp Chất lượng cao Khóa 71, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo Vân Anh, tuổi trẻ sẽ thật thiếu nếu không có những trải nghiệm. Trải nghiệm là điều mà cuộc đời ưu ái cho giới trẻ; là con đường mà chỉ cần đi qua - dẫu suôn sẻ hay chân đầy sỏi đá thì ta cũng sẽ học được một điều gì đó. Một điều mà ta có thể nhận ra ngay tức khắc, nhưng cũng có thể là sau một khoảng thời gian đủ lâu để tự ngẫm.

Trưởng thành từ trải nghiệm

Sau ba năm đại học, mình nhận ra rằng từng lần trải nghiệm là từng lần mình trưởng thành hơn. Mình đã thêm yêu “nghề giáo” từ khi đi kiến tập. Hiện tại mình là sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tại trường, mình đã được học rất nhiều kiến thức chuyên ngành liên quan cũng như có cơ hội để đi kiến tập. Thực sự với mình, kiến tập là khoảng thời gian cho mình rất nhiều trải nghiệm và động lực.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 1

Thân Thị Vân Anh (sinh năm 2003) đang là sinh viên lớp Chất lượng cao khóa 71, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Lần đầu tiên mình trở thành sinh viên kiến tập tại trường Trung học phổ thông với bao điều mới lạ. Đó cũng là lần đầu mình đứng trước các bạn học sinh xưng “cô” gọi “em” với bao sự ngượng ngùng. Lần đầu tiên mình đứng trên bục giảng tổ chức các hoạt động với bao sự lo lắng. Nhưng cũng chính khoảng thời gian này, mình có thêm những lần đầu tiên đáng nhớ. Lần đầu tiên mình nhận được lời chia sẻ tâm tình từ học sinh. Lần đầu tiên mình được trải nghiệm trong một môi trường giáo dục lấy hạnh phúc làm phương châm. Ngẫm lại mới thấy, những trải nghiệm trong quá trình này đã cho mình rất nhiều động lực và niềm yêu nghề - điều mà có lẽ nếu chỉ học qua sách vở thôi là chưa đủ để cảm nhận.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 2

Vân Anh tham gia sự kiện Prom tại câu lạc bộ YDP.

Mình đã nhận ra thế giới luôn có một cộng đồng “để yêu” và “được yêu” từ khi tham gia câu lạc bộ. Năm nhất đại học, mình có vô tình lướt được các bài viết của một câu lạc bộ và thấy rất ấn tượng. Sau đó, mình nộp đơn và trở thành thành viên của câu lạc bộ YDP - Câu lạc bộ Sáng tạo Khoa Ngữ văn. Do trường cấp 3 của mình khi học chưa có câu lạc bộ nên mình cũng không hiểu tham gia câu lạc bộ là như thế nào.

Nhưng rồi, sau gần 3 năm gắn bó với YDP, mình nhận ra rằng câu lạc bộ là một gia đình nhỏ của mình. Ở YDP, mình vừa có thể trau dồi được kiến thức chuyên ngành, lại vừa có thêm những kỹ năng mới và… cả những người bạn mới. Những người bạn luôn đồng hành và chia sẻ cùng mình trong học tập cũng như đời sống, từ những sự kiện vui tới cả những câu chuyện buồn. Đó là những người bạn “để yêu” và những người bạn cho mình cảm giác “được yêu”. Thế mới thấy, tuổi trẻ ta dẫu nhiều lần thấy đời sao chẳng như ý muốn nhưng ta hãy cứ tin tưởng bởi “thế giới luôn có một cộng đồng để yêu và được yêu”. Nếu bạn vẫn chưa tìm được một thế giới như thế, hãy trải nghiệm nhiều hơn để mở lòng, để chia sẻ và sau cùng là để đón nhận tình thương.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 3

Vân Anh tham gia kiến tập tại Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mình đã biết cách quý trọng đồng tiền sau khi làm gia sư. Mình dạy gia sư từ năm nhất. Những ngày nhận được đồng lương đầu tiên, mình đã rất vui. Nhưng rồi càng dạy, mình càng có nhiều suy ngẫm nhiều hơn về giá trị đồng tiền. Mỗi buổi dạy của mình kéo dài hai tiếng. Tiền lương một buổi dạy của mình cũng không quá cao nhưng số tiền mình có được khi dạy hai tiếng ấy lại gần bằng số tiền lương của mẹ trong một ngày khi làm công việc chính.

Điều này khiến mình trăn trở nhiều nên mỗi khi mua thứ gì, mình đều quy ra giá trị của nó bằng bao nhiêu buổi dạy và tương ứng với đó là rất nhiều ngày đi làm của mẹ. Giá trị của đồng tiền từ khi ấy với mình không phải chỉ tính bằng đơn vị Việt Nam đồng (VNĐ) mà còn tính bằng những ngày đi làm vất vả của mẹ. Rồi mình biết trân trọng công sức lao động của mình hơn, trân trọng đồng tiền hơn và đặc biệt, thương cảm hơn với công việc của mẹ. Mình nghĩ rằng với các bạn sinh viên học đại học xa nhà, khi có rất nhiều thứ phải chi tiêu, phải tự lập thì việc đi làm thêm, trải nghiệm thêm sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giá trị của đồng tiền.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 4

Hiểu mình từ dấn thân

Mình luôn tưởng tượng về mình của mười năm sau: lúc mình hơn ba mươi tuổi. Rằng mình sẽ là ai? Mình sẽ như thế nào? Và liệu rằng mình đã hiểu được mình hay chưa? Càng trăn trở về bản dạng của bản thân, mình càng nhận ra sẽ chẳng có một câu trả lời hoàn chỉnh ngay được. Để hiểu bản thân cần một quá trình và mình nếu bây giờ mình hành động thì mình sẽ quyết định được đáp án trong tương lai.

Từ khi nhận thức được điều đó, mình đã dám dấn thân nhiều hơn. Mặc dù học ngành Sư phạm Ngữ văn nhưng mình đã học thêm khóa học về giọng nói, khóa học về tiếng Anh kinh doanh. Sau mỗi khóa học, mình hiểu hơn về sở thích và thậm chí là tiềm năng của bản thân. Từ đó, mình biết mình sẽ làm được gì và cần làm được gì.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 5

Vân Anh cùng các bạn sinh viên tham gia dự án “Hà Nội Chung Tay” - Dự án kiến tạo mái ấm cho người vô gia cư.

Quả đúng không có một quy định nào về độ tuổi của sự dấn thân, khám phá chính mình. Bởi lẽ, mỗi độ tuổi đều đẹp. Và với mình, sự dấn thân ở giai đoạn tuổi trẻ luôn khiến chúng ta phải nhớ mãi bởi nó có chút ngây ngô nhưng đầy mãnh liệt.

Hạnh phúc từ cống hiến

Khi học đại học, có lẽ cảm giác lần đầu phải sống xa nhà ở một thành phố mới khiến mình có sự nhạy cảm hơn. Mình bắt đầu quan sát và để tâm nhiều tới mọi người xung quanh. Khi ấy, ở ven lề đường, mình thấy rõ những đứa trẻ đi bán vé số hay dưới gầm cầu mình thấy những người trung niên, người già nằm la liệt. Những mảnh đời bất hạnh mà mình vốn chỉ biết tới qua báo đài thì giờ đây mình đã tận mắt chứng kiến. Điều này càng thôi thúc mình phải làm một điều gì đó. Và mình quyết định sẽ tham gia một tổ chức thiện nguyện, mình muốn đem sức mình để cống hiến cho trước nhất là những mảnh đời mà mình đã nhìn thấy.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 6

Nữ sinh tham gia dự án The Martian.

Cũng được hơn 9 tháng kể từ ngày mình tham gia dự án “Hà Nội Chung Tay” - dự án kiến tạo mái ấm cho người vô gia cư. Mình cảm thấy hạnh phúc khi được trao đi phần quà trong những đêm phát quà tình nguyện. Món quà ấy dẫu nhỏ nhưng có thể giúp họ bớt đói, bớt khát sống qua ngày. Và hơn hết, đó là những món quà mà mình tin rằng cả những người vô gia cư thấy vui khi được nhận và bản thân mình thấy hạnh phúc khi được trao.

Mỗi ngày, mình càng hạnh phúc thêm chút khi được cống hiến. Và mình nhận thấy rằng câu hỏi với các bạn trẻ hiện nay không phải làm thế nào để sống cống hiến mà phải là bản thân mình đã thực khởi tâm để sống cống hiến hay chưa? Bởi suy cho cùng, hạnh phúc từ cống hiến là hạnh phúc từ tâm nên cũng cần bắt đầu từ tâm.

Trưởng thành từ trải nghiệm, hiểu mình từ dấn thân và hạnh phúc từ cống hiến ảnh 7

Tuổi trẻ của mình đã và đang như vậy đó. Sống tận hiến, sống dấn thân, sống một đời đủ đầy trải nghiệm! Và mình tin rằng, câu chuyện của mình không là duy nhất. Mỗi bạn trẻ sẽ có một câu chuyện riêng - đáng để kể và đáng để nghe như thế.

Một số thành tích tiêu biểu của Vân Anh:

  • Chủ tịch Câu lạc bộ YDP (Câu lạc bộ Sáng tạo Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội);
  • Trưởng ban Truyền thông dự án “Hà Nội Chung Tay” - Dự án kiến tạo mái ấm cho người vô gia cư;
  • Phó ban Truyền thông, trưởng tiểu ban Nội dung dự án The Martian - Kỹ năng lãnh đạo cho giới trẻ;
  • GPA hiện tại: 3.88/ 4.0 - Xuất sắc;
  • Điểm rèn luyện: Xuất sắc;
  • 2 giải thưởng Lê Trí Viễn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • 2 năm đạt giải Nhất Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm cấp Trường của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • 3 kỳ liên tiếp đạt học bổng Xuất sắc của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Học bổng “Tiếp sức đến trường” của Báo Tuổi trẻ;
  • Học bổng của tập đoàn Than TKV;
  • Học bổng của ngân hàng BIDV.

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

SVVN - Phan Dương Thục Quyên (sinh năm 2007) hiện theo học tại Oxford International College, Anh. Dù đang du học ở nước ngoài, Thục Quyên vẫn tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện tại Việt Nam. Từ niềm đam mê Hóa sinh, cô bạn mong muốn được vận dụng những hiểu biết của bản thân để đóng góp cho các dự án vì cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

SVVN - Thực tập ngay từ năm nhất là một cơ hội lớn đối với các sinh viên ngành Truyền thông Quốc tế - Học viện Ngoại giao. Trải qua kỳ thực tập mùa hè 2024 đầy ý nghĩa tại Ban Sinh  viên, báo Tiền Phong, 5 sinh viên Ngoại giao đã thêm vào hành trang của riêng mình những bài học và kinh nghiệm quý giá trên hành trình theo đuổi giấc mơ “cầm bút” trong tương lai.
Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

SVVN - Vốn là một người không thích xuất hiện trước ống kính, tuy nhiên sau khi được tiếp xúc với nghệ thuật, Minh Trang dần cảm thấy bén duyên và yêu nghề nhiều hơn. Bắt đầu đi lên từ mảng kid, sau đó là mẫu teen và hoạt động cho đến hiện tại, Minh Trang càng khẳng định sự quyết tâm chinh phục niềm đam mê diễn xuất nhiều hơn, sau 2 lần thi đại học và trở thành tân sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

SVVN - Trần Thu Trang (sinh năm 2005) hiện là sinh viên năm hai khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại giao. Với số điểm 28.25 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cô đã xuất sắc trở thành Thủ khoa khối D07 của tỉnh Thái Nguyên. Mang theo nhiều kỳ vọng khi bước vào cánh cửa đại học, Thu Trang đã không ngừng học tập, phát triển và chứng tỏ bản thân trong năm đầu tại Học viện.
Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

SVVN - Trần Hà Linh - Cựu sinh viên K59 chương trình Chất lượng cao Kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Hoa khôi cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm 2022 vừa chính thức nhận bằng tốt nghiệp vào cuối tuần vừa qua. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Hoa khôi Ngoại thương trong thời điểm chính thức rời xa giảng đường đại học.
Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

SVVN - Nguyễn Phan Mỹ Vân, sinh năm 2002 tại Hà Nội, là thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Marketing Chất lượng cao, lớp Quản trị Marketing CLC62C, khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3.92/4.0. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu, trong đó nổi bật là việc giành học bổng khuyến khích học tập trong 6/7 kỳ và lọt vào Top 5 toàn quốc tại Bảng Digital - Sinh viên trong cuộc thi Việt Nam Young Lions 2023.
Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

SVVN - Bùi Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2002) là nữ sinh viên xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa chuyên ngành Truyền thông Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với GPA 3.9/4.0. Cô đã chinh phục nhiều học bổng khuyến khích học tập, đặc biệt đã giành được Học bổng Southampton Presidential International Scholarship cho khóa thạc sĩ Marketing Analytics tại University of Southampton, Anh Quốc.