Từ bài tập của môn Đồ án Hoạt hình đến giải Bạc Liên hoan phim ngắn TP. HCM

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bộ phim hoạt hình “Bức tranh của bố” do nhóm sinh viên Lê Như Minh Vỹ (Đạo diễn), Nguyễn Ngọc Bảo Trang, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Giang Chi, Đào Ngọc Thoa (trường ĐH Văn Lang) đã xuất sắc giành giải Bạc tại Liên hoan phim ngắn TP. HCM 2023.

“Nhóm mình rất bất ngờ khi đạt được giải thưởng lớn như vậy. Ban đầu, cả nhóm chỉ mang tâm thế cố gắng hoàn thành bộ phim một cách tốt nhất có thể, cũng không nghĩ đến việc đem tác phẩm dự thi nên không hề nghĩ đến đến chuyện đoạt giải. Đây cũng là lần đầu tiên, mình và các thành viên trong nhóm đạt được thành tựu lớn như vậy”, Lê Như Minh Vỹ chia sẻ.

Từ bài tập của môn Đồ án Hoạt hình đến giải Bạc Liên hoan phim ngắn TP. HCM ảnh 1
Lê Như Minh Vỹ thay mặt nhóm nhận giải tại Liên hoan phim ngắn TP. HCM 2023. (Ảnh: NVCC)

Trở thành một nhóm ở môn Đồ án Hoạt hình tại trường, sản phẩm của nhóm bạn trẻ được thầy đánh giá cao, đạt đủ tiêu chí về nội dung, kịch bản, màu sắc, âm thanh, ánh sáng, góc máy… nên cả nhóm được gợi ý gửi phim dự thi Liên hoan phim ngắn TP. HCM.

Để tạo ra một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, trước hết, cả nhóm phải lên ý tưởng kịch bản. Sau khi chọn được ý tưởng tốt nhất, nhóm bạn trẻ phát triển thành kịch bản tóm tắt với những sự kiện chính trong phim. Sau bước chuẩn bị kịch bản, nhóm bắt đầu thiết kế nhân vật, bối cảnh, làm storyboard (bảng phân cảnh). Sau khi có storyboard, nhân vật, bối cảnh, nhóm Minh Vỹ bắt tay vào làm những chuyển động chính của nhân vật trong các hoạt cảnh khác nhau. Cuối cùng là bước làm animation và tô màu.

Không giống những yêu cầu của phim ảnh có sự tham gia của diễn viên là người thật, một phim hoạt hình hay phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ năng của người họa sĩ. “Phim hoạt hình hoạt động dựa trên kỹ thuật 'Frame By Frame'. Chúng mình phải vẽ 24 hình/s để tạo ra một biểu cảm cảm xúc. Ngoài ra, cả nhóm phải vẽ rất nhiều hình ảnh khác nhau, rồi ghép lại để tạo ra một chuỗi hình liên tiếp”, Minh Vỹ chia sẻ về cách mà cả nhóm tạo ra một bộ phim hoạt hình.

Từ bài tập của môn Đồ án Hoạt hình đến giải Bạc Liên hoan phim ngắn TP. HCM ảnh 2
Việc đảm nhận tất cả các khâu để cho ra một bộ phim hoạt hình là thách thức lớn với nhóm bạn trẻ. (Ảnh: NVCC).

Bộ phim hoạt hình là sự kết hợp giữa 2D và 3D, phần bối cảnh sử dụng 3D còn các nhân vật, nhóm bạn trẻ sẽ thực hiện vẽ 2D và làm chuyển động. Vì chỉ có thời gian 3 tháng để hoàn thành bộ phim, với 5 người, nên vấn đề lớn nhất mà nhóm gặp phải chính là vấn đề về thời gian. Minh Vỹ cho biết, vấn đề này đã xuất hiện ngay từ những buổi đầu nên cả nhóm cũng đã chuẩn bị tâm lý. Thỉnh thoảng, nhóm cũng xảy ra bất đồng ý kiến ở nhiều khâu khác nhau. Ở giai đoạn chạy deadline gấp, do khá căng thẳng nên đôi lúc nhóm cũng có xung đột. Nhưng mọi người luôn cố gắng cùng nhau giải quyết để hoàn thành bộ phim một cách tốt nhất.

Bộ phim Bức tranh của bố là một bộ phim hoạt hình về tình yêu gia đình. Nhân vật chính là An, sau cuộc tranh cãi với bố của mình, đã bỏ nhà ra đi và từ bỏ việc trở thành họa sĩ theo nghiệp gia đình. Sau khi bố An mất, An có cơ hội cởi bỏ khúc mắc, nhờ chú robot giúp việc cho gia đình khi trước, đồng thời lấy lại sự can đảm, tự tin để tiếp tục nghiệp vẽ.

Từ bài tập của môn Đồ án Hoạt hình đến giải Bạc Liên hoan phim ngắn TP. HCM ảnh 3
Hình ảnh trong phim “Bức tranh của bố”. (Ảnh: NVCC)

Ý tưởng kịch bản này đã được cả nhóm hội ý và sửa chữa nhiều lần. Ban đầu, ý tưởng kịch bản của nhóm không phải về tình cảm gia đình mà là về AI trong bối cảnh họa sĩ đang mất dần công việc vào tay những trí tuệ nhân tạo phát triển. Sau khi hoàn thành ý tưởng cũ, nhóm Minh Vỹ phát hiện kịch bản quá dài so với thời lượng deadline và khả năng của cả nhóm lúc đó, nên quyết định sử dụng phương án khác an toàn hơn.

“Khi chúng mình thay đổi kịch bản theo hướng khác thì quyết định giữ lại tuyến nhân vật ban đầu. Chú robot là cầu nối giữa An và bố. Trong phim không có bối cảnh cụ thể nên có thể sử dụng hình ảnh robot một cách thoải mái”, nhóm sinh viên Văn Lang cho biết.

Từ bài tập của môn Đồ án Hoạt hình đến giải Bạc Liên hoan phim ngắn TP. HCM ảnh 4
Chú robot đã giúp nhân vật An cởi bỏ khúc mắc và tiếp tục theo đuổi công việc họa sĩ. (Ảnh: NVCC)

Việc thay đổi và sửa chữa kịch bản lại tốn khá nhiều thời gian nhưng theo nhóm, để có thể làm được một bộ phim tốt nhất thì khâu chuẩn bị kịch bản là khâu cần được xem xét nhiều nhất.

“Kịch bản càng tốt, ngắn gọn và đủ xúc tích thì các giai đoạn sau đỡ tốn công sức hơn. Ví dụ như nếu làm kịch bản quá dài thì ở phần animation, nhóm mình phải bỏ nhiều thời gian hơn. Nên chúng mình sẵn sàng dành thời gian nhiều nhất cho phần kịch bản, thậm chí sửa lại nhiều lần để làm ra một kịch bản tốt nhất có thể”, nhóm bạn trẻ chia sẻ.

Dù lĩnh vực phim hoạt hình ở Việt Nam hiện tại còn chưa phát triển và có thể so sánh với các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản… nhưng thành viên Minh Vỹ cho biết, trong tương lai, nếu có điều kiện, Vỹ mong muốn có thể góp mặt trong các dự án phim hoạt hình nước nhà và thử sức với vai trò một đạo diễn game.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

SVVN - Dù khiếm thính bẩm sinh, Hoàng Trung Thiên (28 tuổi, sống tại TP. HCM) đã không để khiếm khuyết dập tắt ước mơ. Bằng nghị lực của mình, Thiên không chỉ vượt qua nghịch cảnh để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh mà còn dạy vẽ miễn phí cho trẻ em cùng hoàn cảnh, lan tỏa niềm tin và sự hy vọng.
Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

SVVN - RED – ISB Dance Club (thành lập năm 2018) là một câu lạc bộ nhảy thuộc Viện Đào tạo quốc tế (Đại học Kinh tế TP. HCM). Mới đây, nhóm nhảy RED đã tái hiện lại tiểu thuyết "Tết ở làng Địa Ngục" bằng dự án "Xích Linh" thông qua việc trình diễn vũ đạo.
Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

SVVN - Nguyễn Phạm Thùy Linh (ngành Quản lý Văn hóa) vừa xuất sắc nhận danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp của trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư. Với điểm GPA 3,77/4,0 theo hệ tín chỉ và 8,87/10 theo hệ niên chế, Thùy Linh đã khẳng định được vị thế của mình trong học tập, đồng thời, cô cũng rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa và dự án khởi nghiệp.
Hành trình theo đuổi đam mê Sư phạm Sinh học của cô gái từ Đăk Nông

Hành trình theo đuổi đam mê Sư phạm Sinh học của cô gái từ Đăk Nông

SVVN - Dù phải làm việc trên đồng ruộng từ nhỏ, Lê Thị Phương (Đăk Nông) vẫn khắc phục khó khăn, nỗ lực theo đuổi ước mơ với ngành Sư phạm Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Những cống hiến và thành tích xuất sắc của Phương đã được ghi nhận, khi cô vinh dự nhận 'Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024'.
Những tình nguyện viên ở quán cơm 2.000 đồng

Những tình nguyện viên ở quán cơm 2.000 đồng

SVVN - Đều đặn vào trưa thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy hằng tuần, các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. HCM) lại ghé đến quán cơm xã hội Mây Ngàn 1 (số 68/12 Lữ Gia, phường 15, quận 11) để phục vụ người dân với những suất cơm có giá 2.000 đồng.
Hành trình của nữ sinh Khoa học Tự nhiên đến với Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024

Hành trình của nữ sinh Khoa học Tự nhiên đến với Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024

SVVN - Đỗ Hồng Nhung (trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã bứt phá qua nhiều thử thách để 'ẵm' Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024. Hành trình của Nhung không chỉ là những thành tích trong học tập và nghiên cứu, mà còn là câu chuyện về sự kiên trì và đam mê với ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
Hành trình đầy cảm hứng của cô gái Khmer Huỳnh Kim Liên

Hành trình đầy cảm hứng của cô gái Khmer Huỳnh Kim Liên

SVVN - Huỳnh Kim Liên (quê Cà Mau), đã vượt qua mọi thử thách để tỏa sáng như một sinh viên xuất sắc và cán bộ Đoàn - Hội năng động. Không chỉ đạt thành tích học tập ấn tượng, Liên còn khởi xướng dự án khởi nghiệp ‘Brocvia’, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết và lòng quyết tâm, cô gái người Khmer đang trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, minh chứng cho sức mạnh của sự kiên trì và ước mơ.