Ứng dụng Bột tảo Spirulina để giải quyết nỗi đau của người nuôi tôm

SVVN - Ứng dụng tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm là phương án khả thi với tính ứng dụng thực tế cao, giải quyết được vấn đề khó khăn đặt ra và tạo ra sản phẩm để giải quyết các nỗi đau của người nuôi tôm.

Tính thực tế cao

Dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cả tạo môi trường do nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Huỳnh Văn Hiếu thuộc khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Có thời gian tìm hiểu nghiên cứu về tảo Siprulina nhiều năm,  nhóm sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thấy được nỗi khổ của người nông dân nuôi tôm mắc phải như hao hụt cao ở giai đoạn thả giống; tốc độ phát triển chậm ở giai đoạn đầu ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của tôm nuôi, màu sắc tôm không đạt yêu cầu mong muốn làm cho giá tôm giảm gây ảnh hưởng đến doanh thu mỗi vụ...

Ứng dụng Bột tảo Spirulina để giải quyết nỗi đau của người nuôi tôm ảnh 1 Dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cả tạo môi trường do nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Huỳnh Văn Hiếu thuộc khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Khảo sát các hộ nuôi tôm ở xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và thấy được những khó khăn của bà con nơi đây, nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường đã quyết định tiến hành thực hiện dự án “Ứng dụng tảo Sprirulina gia tăng hiệu quả cho tôm và cải tạo môi trường” với mong muốn khắc phục những mong muốn của bà con nông dân và bắt tay vào ứng dụng thực tế.

Theo các bạn sinh viên, kết quả ứng dụng tảo Spirulina vào thức ăn cho tôm là phương án khả thi với tính ứng dụng thực tế cao, giải quyết được các vấn đề khó khăn đặt ra và tạo ra sản phẩm để giải quyết các nỗi đau của người nuôi tôm.

Về quy mô thị trường, tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng được nước ta xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng rất lớn. Do đó, diện tích dùng để nuôi tôm thẻ chân trắng cũng được mở rộng với một trăm mười sáu nghìn hecta trên cả nước. Tuy nhiên, riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có tám mươi nghìn hecta đất sử dụng để nuôi tôm. Đây cũng chính là thị trường mà dự án nhắm tới với nhiều tiềm năng giúp cho sản phẩm của dự án phát triển và gia tăng.

Sản phẩm của dự án bao gồm sản phẩm tảo sấy khô cho người nuôi tôm, chuyển giao công nghệ phối trộn cho người nuôi tôm. Về điểm khác biệt so với những dự án cùng đề tài khác, nhóm nghiên cứu cho biết, qua sự đổi mới trong quá trình nuôi tảo làm cho giá thành tảo Spirulina giảm giúp cho người dân nuôi tôm tiết kiệm được chi phí thức ăn nuôi tôm làm gia tăng giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, nổi trội của sản phẩm là cùng 1 sản phẩm có thể đáp ứng các yêu cầu người nuôi tôm hiện nay đó là giảm hao hụt, tăng tốc độ phát triển giai đoạn đầu, tăng màu sắc tôm.

Đã có đơn đặt hàng

Theo bạn Nguyễn Ngọc Trân, hiện tôm thẻ chân trắng chiếm 95% trên thị trường. Với sản phẩm này, nhóm mong muốn chiếm được 5% thị phần, quy ra doanh số 2.784 tỷ. Ban đầu nhóm phân phối trực tiếp đến các hộ nuôi tôm công nghệ. Sau đó, có được sự chấp nhận của bà con sẽ tiếp cận đến đại lý, rồi hướng tới các công ty sản xuất thức ăn.

Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm đang đi vào phân khúc thị trường của các bạn sinh viên đang nghiên cứu. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, nhóm đã nuôi được tảo quy mô bán công nghiệp, chất lượng tốt.

Điểm khác biệt là nhóm đã độc quyền thành phần môi trường nuôi tảo, đổi mới chất dinh dưỡng, vi lượng trong môi trường nuôi tảo và tỷ lệ phối trội nuôi tảo. Dự án đã có 4 hộ và 1 công ty đang đặt hàng của dự án. Các bạn chọn cách bán hàng trực tiếp cho sản phẩm tảo Spirulina là bởi nhóm muốn tiếp cận trực tiếp tới bà con nuôi tôm, thậm chí có thể miễn phí sản phẩm cho khách hàng sử dụng để lấy uy tín. Sau khi có được uy tín, sẽ phát triển thị trường.

“Hiện tại, tụi mình nghiên cứu và tham khảo để đăng ký bản quyền sớm. Tụi mình tự tin xác xuất thành công đăng ký độc quyền về môi trường nuôi tảo”, Biện Công Đoàn nói.

Biện Công Đoàn cho biết thêm, sản phẩm dành cho người sẽ sử dụng công thức khác với thành phần môi trường, kỹ thuật nuôi cao hơn, sạch hơn là sử dụng cho tôm. Để nuôi cho tôm, chúng tôi đã biến đổi công thức môi trường, thay đổi công thức rẻ hơn, phù hợp nuôi tôm, giá thành cạnh tranh.

Đoạt giải Quán quân

Dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cả tạo môi trường đã đạt quán quân cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020. Năm nay, cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020 thu hút sự tham gia của gần 600 dự án của hơn 40 trường đại học đến từ 30 tỉnh thành trên cả nước. Mang tính khả thi và ứng dụng thực tế cao, dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường do nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Huỳnh Văn Hiếu thuộc khoa Công nghệ Sinh học xuất sắc trở thành Quán quân cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.

Ứng dụng Bột tảo Spirulina để giải quyết nỗi đau của người nuôi tôm ảnh 2 Dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cả tạo môi trường đã đạt quán quân cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.

Ngoài giấy chứng nhận thành tích, Cúp Khởi nghiệp,  đội giành vị trí quán quân còn nhận được giải thưởng tiền mặt là 30 triệu đồng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng, tiền và hiện vật từ các nhà tài trợ. Đặc biệt, với danh hiệu quán quân của cuộc thi dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường sẽ được xét duyệt và đề cử tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu Entrepreneurship World Cup (EWC). Ngoài ta, tại chương trình, nhóm sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tham gia thuyết trình và kêu gọi vốn đầu tư.

Ths Huỳnh Văn Hiếu, Giảng viên hướng dẫn của nhóm dự án cho biết, dự án này ra đời dựa trên mong muốn giúp đỡ những người nông dân nuôi tôm giảm bớt những khó khăn như: hao hụt cao ở giai đoạn thả giống; tốc độ phát triển chậm ở giai đoạn đầu ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của tôm nuôi, màu sắc tôm không đạt yêu cầu mong muốn làm cho giá tôm giảm gây ảnh hưởng đến doanh thu mỗi vụ...

Trước khi có mặt tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia năm 2020, dự án Ứng dụng Bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường đã từng tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - NTTU STARTUP 2020 và đạt giải Nhất của cuộc thi. Bên cạnh đó, dự án cũng được trường ĐH Nguyễn Tất Thành và các nhà đầu tư hỗ trợ ươm tạo, thương mại hóa sản phẩm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.