Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Liên chi Hội Sinh viên khoa Xã hội học, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vừa tổ chức talkshow “Phòng chống quấy rối tình dục cho sinh viên – Butter Fly”. Talkshow đã đem đến cho các bạn sinh viên những góc nhìn mới mẻ, nhiều thông điệp ý nghĩa.

Buổi nói chuyện với sự tham gia của các diễn giả, khách mời: TS Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội - Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận); TS Lê Anh Vũ (Giảng viên Công tác xã hội, trường ĐH Thủ Dầu Một); Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thùy Linh (phòng Tâm lý Sài gòn); BS Phạm Hồng Gia Nguyên (Bác sĩ điều trị tại Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn). Bên cạnh đó, chương trình còn có sự góp mặt của hơn 500 sinh viên các trường đại học tại TP. HCM và các bạn trẻ quan tâm.

Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục? ảnh 1
Talkshow do Liên chi Hội Sinh viên khoa Xã hội học tổ chức.

Hiện nay, quấy rối tình dục có thể được xem là một vấn nạn nguy cấp nhưng bế tắc bởi cách xử trí và phòng chống còn khá mơ hồ, chưa có biện pháp cụ thể, dứt điểm. TS Lê Anh Vũ (diễn giả chương trình) cho biết, quấy rối tình dục có thể được chia thành 4 nhóm hành vi: Quấy rối tình dục về thể chất, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và bằng mạng xã hội. Về nhóm hành vi và ngôn ngữ, sinh viên dễ dàng nhận biết và nhanh chóng tìm được cách ứng phó, “thoát hiểm”. Còn nhóm hành vi về phi ngôn ngữ và bằng mạng xã hội, dường như vẫn là một “ẩn số”, rất khó có thể nhận biết và đối phó.

Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục? ảnh 2
Nhiều câu hỏi, thắc mắc của các bạn sinh viên đều được các diễn giả giải đáp một cách tận tình.

Hầu hết, các nạn nhân của tình trạng quấy rối tình dục luôn rơi vào trạng thái bất bình thường, sống thu mình, tự trách bản thân và luôn mang một nỗi sợ “không tên”. Tâm lý gia Nguyễn Thị Thùy Linh bộc bạch: “Ngay chính lúc bạn bị quấy rối, bạn bỏ chạy, bạn khóc hay có thể là im lặng thì đó chính là những việc mà bạn đã làm rất tốt ngay lúc đó rồi. Tuy nhiên, mỗi chúng ta hãy luôn chủ động trong mọi tình huống, luôn sẵn sàng và trang bị cho bản thân những kiến thức, hiểu biết về vấn nạn này. Bạn có thể tưởng tượng và tập trước gương, tập la hét, bấm gọi 113... Mọi chuyện luôn xảy đến một cách bất ngờ, chúng ta không thể chủ quan và làm ngơ trước tệ nạn này!”.

Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục? ảnh 3
Những tiểu phẩm được Ban Tổ chức chương trình đặt ra như "một hồi chuông" cảnh tỉnh cho các bạn sinh viên, từ đó rút ra được nhiều bài học quý giá.

BS Phạm Hồng Gia Nguyên cũng nhấn mạnh thêm, những nạn nhân của quấy rối tình dục mang một vết thương trong lòng khó có thể xóa bỏ, họ luôn trong trạng thái xấu hổ, bất lực, sợ bị người khác đánh giá. Vì thế, thời gian chính là câu trả lời: “Làm sao thoát khỏi những định kiến, sự đổ lỗi”? Đó sẽ là một hành trình khó khăn, đầy gian nan. Nếu bạn là người hướng nội, hãy cho phép bản thân lắng nghe mình nhiều hơn, để hiểu hết những tâm sự trong lòng.

Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục? ảnh 4

Các diễn giả tham gia chương trình.

Ứng phó thế nào với tệ nạn quấy rối tình dục? ảnh 5

Mặc dù không thể góp mặt trực tiếp tại talkshow nhưng TS Khuất Thu Hồng vẫn mang tới cho người tham dự những thông điệp hữu ích.

Quấy rối tình dục không còn là một vấn đề cá nhân hay của riêng ai cả, mà đó là cuộc chiến của cả một cộng đồng, xã hội. “Kẻ có lỗi trong quấy rối tình dục chính là kẻ xâm hại bạn, bạn không phải là người có lỗi! Tuy nhiên, bạn hãy luôn trong trạng thái phòng bị nhất định để tăng cường bảo vệ bản thân. Hãy dành sự đồng cảm với những nạn nhân của quấy rối tình dục. Nếu không lên tiếng, đừng đổ lỗi!”, TS Khuất Thu Hồng tâm sự.

Trong phần giao lưu và trao đổi, các diễn giả đã giải đáp nhiều câu hỏi, thắc mắc của các bạn sinh viên. Thúy Hường (trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM) chia sẻ: “Mình khá ấn tượng về chương trình này nên đã đăng ký tham dự. Mình cảm thấy rất đồng cảm với những tình huống mà chương trình đặt ra. Chương trình đã cho mình những bài học riêng, những kiến thức về cách nhận biết cũng như cách phòng chống. Chương trình rất có ý nghĩa, mang lại nhiều thông điệp tích cực”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm