Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức'

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức'

SVVN - Đôi khi, nghệ thuật nằm ở những điều bình dị diễn ra xung quanh chúng ta. Giá trị của văn hoá quê hương và con người Việt Nam đã đi theo hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ X.Lan len lỏi vào từng bức tranh của cô.
Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 1
Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 2

Khi gặp phải những khó khăn hay trở ngại trong cuộc đời, con người thường tìm về những gì đem lại cho họ cảm giác quen thuộc và gần gũi nhất. Với thế hệ 8X, 9X, thế hệ trưởng thành và đang bận rộn với vấn đề kinh tế và gia đình, họ muốn được những cảm giác thân quen thuở nhỏ vỗ về những lúc chơi vơi nhất.

Còn thế hệ 2000, những người trẻ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, họ lại muốn tìm lại những gì yên bình và gần gũi dường như đã mất từ lâu trong cái xô bồ của cuộc sống hiện đại.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 3

Những thế hệ khác nhau nhưng lại giống nhau đến không ngờ. Người gắn kết họ lại, mang niềm vui thuở nhỏ hay cảm giác hoài cổ quay về chính là X.Lan, một hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ thế hệ 8X.

Nói đến X.Lan, người yêu thích tác phẩm của cô không thể không nhắc đến cuốn sách 199 mấy – Hồi ấy làm gì? mà cô sáng tác cùng tác giả Trang Neko. Những trò chơi, đồ vật và thú vui ngây ngô, giản dị mà lại vô cùng “dữ dội” của thế hệ 8X được hai người mang tới một cách chân thực. Không chỉ có cuốn sách 199 mấy – Hồi ấy làm gì?, miền ký ức X.Lan mang đến cho người Việt Nam còn bao phủ trang cá nhân Instagram của cô - xlan.illustration.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 4Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 5Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 6Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 7
Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 8Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 9Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 10Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 11

Bộ tranh "Những trò chơi tuổi thơ".

Và cô đã kể những câu chuyện xưa cũ qua từng nét vẽ, màu sắc khi trở thành một hoạ sĩ vẽ minh hoạ toàn thời gian. Khi được hỏi điều gì đã khiến cô quyết định theo đuổi làm họa sĩ toàn thời gian khi cô từng là một giảng viên tiếng Anh, X.Lan chia sẻ: “Từ bé đến lúc lớn, rồi khi đi dạy, mình vẫn vẽ như một sở thích. Rồi đến một lúc, mình cảm thấy cần dành nhiều thời gian để vẽ hơn. Lúc đấy, mình không định làm nghề vẽ, vẽ cho vui thôi, vì công việc giảng dạy khá mệt. Mình định nghỉ một năm để vẽ, rồi quay lại, nhưng các cơ hội đến dần, mình lại nghĩ đến việc chuyển hẳn sang hướng vẽ, nhưng vẫn cứ đi dạy. Đến khi không thể làm hai việc một lúc, mình quyết định thử vẽ một thời gian, nếu không được mình sẽ quay lại dạy”.

Chính bản thân X.Lan ban đầu chỉ vẽ những thứ gì gần gũi nhất, những gì là cuộc sống của bản thân. Các nét vẽ của cô là tấm vé đưa cô đến 'ga tàu' miền kí ức. Nhưng rồi, khi cô kể những câu chuyện diễn ra xung quanh mình, kể về đôi ba điều giản dị của cuộc sống, giá trị của văn hoá quê hương và con người Việt Nam đã đi theo cô, len lỏi vào từng bức tranh. Cô hoạ sĩ đã không dùng ngôn từ để diễn tả. Từ tranh của cô, ta thấy một điều thân thuộc của quê hương, rõ nét và sống động.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 12
Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 13

Phần giới thiệu trên trang Instagram cá nhân của X.Lan.

Trên trang cá nhân Instagram của hoạ sĩ Xuân Lan, cô có để một dòng “I’m not good at words. So I draw to tell my stories” (tạm dịch: “Tôi không giỏi dùng từ ngữ. Nên tôi kể chuyện bằng tranh vẽ”). Cô tự nhận mình là một người không giỏi ăn nói, không có những câu từ bay bổng, không có tài năng viết lách điêu luyện, nhưng thay vào đó, cô lựa chọn cho mình cách truyền tải thông điệp mang đậm dấu ấn cá nhân: qua việc vẽ.

Khi mới bước chân vào con đường vẽ tranh minh họa, cô không nhắm đến một đối tượng cụ thể nào, đơn giản chỉ là vẽ cho bản thân mình, cho những người giống mình, những người đồng điệu với mình hiểu được những giá trị mà cô muốn truyền tải. Đó là những giá trị giản đơn tạo nên cái hồn của bức tranh, thứ mà được chính cô miêu tả: “Những cái diễn ra xung quanh mình, những người mình gặp, những món mình ăn, những con vật… khi chúng ta quan sát kĩ thì sẽ thấy được những điểm đẹp điểm đặc biệt, trở thành chất liệu đưa vào tranh”. Chính vì vậy, không khó để những người xem có thể đồng cảm, thấu hiểu, và thấy được sẻ chia từ những tấm bức họa của Xuân Lan.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 14

Và chính từ sự thấu hiểu, X.Lan đã tiếp bước, nâng tầm giá trị những bức tranh của mình để lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với thế giới xung quanh. Không ít lần, cô đã đăng tải những bài viết mang đậm dấu ấn Việt lên trên nền tảng mạng xã hội Instagram và nhận được nhiều phản ứng thích thú, tích cực đến từ nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước.

X.Lan chia sẻ: “Không phải lúc nào mình cũng đưa các nét văn hoá vào trong tranh, nhưng khi mình gắn bó và thích thì nó sẽ trở thành một phần của các bức tranh của mình”. Ngoài ra, về việc truyền bá văn hóa đất nước qua các tác phẩm, cô cũng vô cùng tự hào khi lứa minh họa trẻ Việt thực hiện làm rất tốt, vẽ trực tiếp những bộ áo dài, các món ăn truyền thống để làm rạng danh đất Việt.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 15

Trong các bức tranh của X.Lan, những hình ảnh giản dị và quen thuộc được vẽ nên dễ khiến người xem cảm thấy đồng cảm và hoài niệm. Văn hoá quê hương trở thành một yếu tố quan trọng luôn hiện diện trong mỗi bức tranh của X.Lan, trở thành một hướng đi tiềm năng cho nghệ thuật, vì văn hoá là những gì con người đã và đang trải qua, từ đó tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc để gửi gắm nó vào nghệ thuật.

Đối với X.Lan, mỗi bức tranh cô vẽ nên đều được là sự kết tinh của tình yêu, tình yêu với văn hoá đất nước, với hội hoạ và với chính cuộc đời.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 16

Bức tranh "Chiều 30 Tết".

Chia sẻ về nguồn động lực vẽ nên những bức tranh giản dị về cuộc sống, X.Lan chia sẻ: “Nó là tất thảy những cái vẫn đang diễn ra hằng ngày, những món ăn mình đã ăn hay những con chó, con mèo mình đã gặp, nếu mình quan sát kĩ lưỡng thì sẽ tìm thấy trong đó những câu chuyện để kể”.

Trong X.Lan luôn có một ánh lửa bập bùng về tình yêu đối với quê hương và được truyền qua những bức tranh. Lấy ví dụ trong bức tranh khắc họa những hình ảnh như chiếc xe Cub quen thuộc để ngắm mai, ngắm đào ngày Tết hay văn hóa tặng quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) cũng làm nổi bật lên những nét văn hoá đặc trưng của đất nước.

Trong bức ảnh đó, khán giả đã vừa có thể cảm nhận ngọn lửa tình yêu của họa sĩ đối với văn hoá Việt, cũng như thấy được thắp lên trong mình ngọn lửa tình yêu ấy. X.Lan kể câu chuyện trải nghiệm của bản thân, tuy không chủ đích vẽ về văn hoá mà chỉ đơn thuần là kể câu chuyện, nhưng ở góc độ người xem thì những bức tranh đều chứa đựng câu chuyện về văn hoá.

Tác giả vẽ bằng tình yêu và cảm xúc và con người thì tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc, dù là cảm xúc tiêu cực hay tích cực, trở thành hướng đi tiềm năng cho việc sáng tác.

Bởi vậy, những kỉ niệm thơ ấu về ngày đầu tiên đi học, hay những trò chơi dân gian quen thuộc như “vòng quay sô cô la bánh đa sữa đậu nành" đều trở thành những chất liệu giản dị để đưa vào những bức tranh. Bữa cơm gia đình với ông bà, bố mẹ, dù ngồi bệt dưới nền nhà quanh chiếc mâm nhôm cũng được khắc hoạ lại bằng chính tình yêu thương của mình.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 17

Mâm cơm gia đình qua nét vẽ của X.Lan.

Văn hoá trở thành một hướng đi tiềm năng cho nghệ thuật, đặc biệt là trong những bức tranh của X.Lan, vì cô vẽ nên những gì bản thân đã trải nghiệm. Hoạ sĩ vẽ về văn hoá tức là kể lại chính câu chuyện của mình và gửi gắm vào trong đó những cảm xúc.

Câu chuyện về lũ trẻ con chơi ném lon, khiến người xem nhìn thấy hình ảnh chính mình ở trong đó, hiện lên cả từng hò reo, vui đùa của lũ trẻ và mang theo sự bồi hồi. Tiếp đến là hình ảnh ông chú với những hình xăm trổ đầy mình, cầm trên tay điếu thuốc lào với đôi dép tông lào, cái quần đùi kẻ và chiếc áo may ô.

Nhìn vào hình ảnh đó ở bất kì đâu, người xem đều có thể thốt lên “Đây là Việt Nam!", bởi trong những bức ảnh chứa những đặc trưng có thể bắt gặp hằng ngày trong đời sống của người Việt, ở một khu tập thể cũ. Hình ảnh đó cứ thế in vào trong tiềm thức mỗi người, như một thói quen.

Chỉ khi kể chi tiết về chính những trải nghiệm của mình như vậy, hoạ sĩ mới có thể đưa chính cảm xúc của mình vào trong đó khiến bức tranh không đơn thuần chỉ là câu chuyện cá nhân, mà nó là câu chuyện của cả một thế hệ. Nguồn cảm hứng này đã soi đường cho sự sáng tạo, giúp nghệ thuật thực hiện được sứ mệnh truyền tải thông điệp của nó.

Con người thì tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc, bởi vậy thì văn hoá, cuộc sống thường ngày luôn trở thành một hướng đi tiềm năng cho việc sáng tác.

Trong cuộc thi “Vùng nào thức nấy” của Vietnam Local Artist Group, X.Lan đã xuất bản tác phẩm mang tên Miến nướng. Trong khi đến ngay cả Google cũng không có thông tin gì về món ăn này thì nó lại chứa đựng những kỉ niệm của gia đình cô, của một thời thơ ấu. Cô tự nhận đây là “món nhà mình” vì miến nướng vốn là một trò nghịch của lũ trẻ con mỗi khi nhà cô nấu cỗ. Cô và mấy đứa em sẽ rút trộm mấy sợi miến sống và hơ trên bếp lửa.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 18

Bức tranh "Miến nướng".

“Sợi miến trong suốt gặp lửa sẽ nở ra, chuyển thành màu trắng và quăn lại rất nhanh. Lúc đó, nó sẽ có vị hơi thơm mùi gạo và giòn giống bỏng ngô. "Món" này chỉ có trẻ con vừa chơi, vừa ăn trong lúc chờ món chính”, cô nói. Món ăn này như sợi dây gắn kết những thành viên trong gia đình, mang lại tiếng cười, mang lại những kỉ niệm đẹp. Alan D. Wolfelt đã từng nói “Đồ ăn chính là biểu tượng của tình yêu khi ta không tìm ra từ ngữ nào để diễn tả”.

Chia sẻ về câu chuyện phía sau bức tranh đó, X.Lan coi đó chỉ là “một món ăn chơi”, thực chất nó cũng chẳng phải một món ăn ngon nhưng lại là một món ăn khoái khẩu của trẻ em thời bấy giờ. Bên cạnh món ăn giản dị đó, kí ức đọng lại trong X.Lan là những phút giây chơi đùa cùng anh cô em họ và họ hàng trong nhà, hay những kỉ niệm bên bà của mình.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 19

Trong hành trình phát triển sự nghiệp họa sĩ của mình, X.Lan đã đạt được nhiều thành tựu mà có lẽ bất kì họa sĩ trẻ nào cũng phải khâm phục. Từ một họa sĩ tự do, không chuyên, với niềm đam mê kể lại những câu chuyện đời thường qua tranh vẽ, hiện nay, cô đã xây dựng được một nền tảng vững chắc cho công việc của mình. Trên trang Facebook và Instagram, X.Lan đã kết nối được với gần 200.000 người theo dõi, với lượt tương tác trung bình ổn định từ 1.000 - 2.000 likes trong mỗi bài viết.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 20

Lượng người theo dõi đông đảo của X.Lan trên trang Facebook.

Nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua, họa sĩ X.Lan cảm thấy mình đang đi đúng hướng. Với những người làm nghề sáng tạo như cô, việc không ngừng đổi mới để bắt kịp với những trào lưu dường như là một điều nhiều người cho là bắt buộc. Thế nhưng, X.Lan lại có một góc nhìn khác về vấn đề này. Sau nhiều năm gắn bó với đam mê, cô vẫn “trung thành” hoạt động trên hai nền tảng chính của mình, thay vì ép bản thân chạy theo trào lưu để tiếp cận những tệp khán giả mới trên TikTok hay Twitter.

Chia sẻ về những kỉ niệm trên hành trình hội họa của mình, X.Lan vẫn nhớ như in từng câu chuyện nhỏ, vui có buồn có. Cô may mắn được công chúng đón nhận tác phẩm hầu hết với một phản ứng tích cực và cô cho rằng, những bức tranh của cô thể hiện được sự gần gũi, thân thuộc với người xem và có thể dễ gây nên sự đồng cảm.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 21

Bức tranh "Bỗng dưng muốn khóc".

Về câu chuyện trong một bức tranh gây tranh cãi mà cô nhớ nhất, cô cho rằng đó là bức Ai cũng có quyền được khóc, xoay quanh ba người trong một gia đình cùng ngồi sum họp với nhau trong một buổi tối. Cả ba người đều là người hâm mộ của các chương trình khác nhau, mẹ thì thích phim tình cảm, bố thì thích xem bóng đá, hay con thì thích âm nhạc Hàn Quốc.

Từ câu chuyện về ba đối tượng như vậy, cư dân mạng đã cùng nhau bình luận để “đòi quyền" cho đối tượng mình yêu mến, khi thấy câu chuyện của mình mới xứng đáng để có thể được khóc.

X.Lan cũng đã có nhiều tác phẩm gây ấn tượng trong lòng khán giả như bộ tranh vẽ về việc đi tiêm vắc xin COVID-19 hay là các bức vẽ về văn hóa Việt Nam mang nét giản dị, đời thường. Không những vậy, cô còn thường xuyên nhận về các đơn đặt hàng từ vẽ minh họa sách, tới kết hợp với các dự án, nhãn hàng... Tất cả đều mang một nét riêng của họa sĩ X.Lan và góp phần tạo nên thương hiệu của cô trước khán giả.

Văn hoá quê hương soi đường sáng tạo cho nữ 'họa sĩ miền ký ức' ảnh 22

Những bức tranh mang đậm phong cách X.Lan.

Cá nhân X.Lan cảm thấy, yếu tố quan trọng nhất đối với một họa sĩ vẫn là hai chữ “chất riêng”. Là một họa sĩ trẻ, cô tin rằng, chất riêng không phải là thứ có thể tạo ra được khi các bạn chỉ ngồi đó nghĩ.

Đó là một quá trình rất dài và cần các bạn thử thật nhiều, làm thật nhiều, “xem thật nhiều” để khám phá, tôi luyện nên chất riêng của mình. Nhắn nhủ tới các họa sĩ trẻ đang trên con đường tìm kiếm lối đi của riêng mình, họa sĩ X.Lan tin rằng, chỉ cần nỗ lực trong quá trình đó thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra phong cách và hướng đi riêng của bản thân.

Cô cũng quan niệm rằng, mình nên “làm tốt nhất ở những gì mình có cảm hứng” trên hành trình hội họa của mình. Nhìn những người bạn của mình đạt được nhiều thành công khi đổi hướng và vươn ra thu hút thị trường quốc tế, X.Lan nhận xét đây là một hướng đi rất tốt, tuy nhiên, cô lại chọn không đi theo hướng đi này.

Với cô, “chất riêng” mà công chúng sẽ nhớ đến khi nhắc tới cô nằm ở những giá trị văn hóa đời sống thường nhật của người Việt Nam và cô cảm thấy hài lòng khi mình vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy nét đặc biệt của mình trong tương lai.

X.Lan tên thật là Nguyễn Vũ Xuân Lan, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cô vốn là giảng viên Tiếng Anh của trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) nhưng sau vài năm công tác, cô chợt nhận ra, mình yêu hội họa nhiều hơn và đã rẽ hướng làm một họa sĩ vẽ tranh minh họa.

Tin liên quan