Vì sao cần xem xét quản lý thuốc lá làm nóng như thuốc lá điếu?

Tại các cuộc họp, hội thảo chuyên ngành các đại biểu quốc hội, chuyên gia y tế, khuyến nghị cần đánh giá khoa học để so sánh mức độ tác hại giữa thuốc lá làm nóng (TLLN) - còn gọi là thuốc lá nung nóng - và các sản phẩm TLTHM khác so với thuốc lá điếu.

Điều này sẽ giúp thúc đẩy quyết định ứng xử với các mặt hàng này dựa trên cơ sở khoa học. Bởi cho đến nay, thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lào… dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là độc hại nhưng vẫn được cung cấp hợp pháp cho những người trưởng thành.

Là sản phẩm thuốc lá, TLLN nên được quản lý theo luật?

Cho đến nay, theo Bộ Y tế, vì TLTHM độc hại nên cần phải cấm. Tuy nhiên, mức độ độc hại so với thuốc lá điếu thế nào thì cho đến nay vẫn chưa cơ quan nào có câu trả lời.

Trước đó, trong Phiên giải trình ngày 4/5, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, Phó ban Công tác Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt vấn đề: "Bộ Y tế cần làm rõ nguyên nhân tại sao lại có các ứng xử khác giữa TLLN so với thuốc lá truyền thống dựa trên các bằng chứng khoa học".

Mới đây, tại tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” ngày 1/8, ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa & Giáo dục của Quốc hội cũng đặt câu hỏi về tiến trình nghiên cứu, đánh giá khoa học về TLTHM của Bộ Y tế, trong bối cảnh đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu có thể tham khảo từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Đây cũng là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế theo Công điện 47/CĐ-TTg về TLTHM.

Vì sao cần xem xét quản lý thuốc lá làm nóng như thuốc lá điếu? ảnh 1

Trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần xem xét lại cuộc chiến chống thuốc lá năm 1998 và lý do ra đời Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) 2012 để làm cơ sở tham chiếu cho việc quản lý TLTHM hiện nay. Trong một tọa đàm tháng 10/2023, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu quan điểm: "Ai cũng hiểu rõ thuốc lá điếu có hại và việc giảm tác hại của các sản phẩm này chính là ban hành Luật PCTHTL, thay vì thấy có hại thì đề xuất cấm như những gì đang xảy ra với các sản phẩm TLTHM hiện nay".

Bên cạnh đó, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM, một trong những người từng thông qua Luật PCTHTL cho biết: “Ở thời điểm thông qua Luật, chúng tôi chỉ tranh luận về hai vấn đề: Việc áp dụng Luật có khả thi không, khi vi phạm thì cơ quan nào sẽ xử phạt; và cách giải quyết thuốc lá nhập lậu bị bắt. Lúc đó chúng tôi không cần phải tranh luận về việc sẽ áp dụng Luật này cho thuốc lá truyền thống hay TLTHM gì cả. Đối tượng mà chúng ta cần quản lý là 'thuốc lá', dù là thuốc lá 'mới' hay 'cũ'.”

Không có bằng chứng khoa học kết luận TLLN độc hại hơn thuốc lá điếu

Mặc dù WHO chưa công nhận khả năng giảm tác hại của TLLN, nhưng cơ quan này cũng chưa đưa ra bằng chứng cho thấy TLLN độc hại hơn thuốc lá truyền thống.

Ngược lại, đã có nhiều nghiên cứu độc lập từ nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra, hàm lượng của các chất gây hại trong khí hơi của TLLN thấp hơn nhiều so với khói của thuốc lá truyền thống.

Nghiên cứu từ Viện Đánh giá Nguy cơ Liên bang Đức (BfR) khi phân tích khí hơi từ TLLN cũng cho thấy các chất gây hại giảm từ 80-99% so với khói thuốc lá truyền thống.

Vì sao cần xem xét quản lý thuốc lá làm nóng như thuốc lá điếu? ảnh 2

Hàm lượng chất gây hại trong khí hơi của TLLN ít hơn so với khói thuốc lá truyền thống (Nguồn: GSTHR)

Một nghiên cứu khác từ Philippines so sánh các tác động của việc sử dụng TLLN so với thuốc lá truyền thống đối với nhịp tim, huyết áp và các yếu tố dự đoán bệnh tim mạch của người hút thuốc. Kết quả cho thấy, TLLN giúp giảm đáng kể sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại so với thuốc lá truyền thống, đồng thời có sự giảm rõ rệt ở nhịp tim, tăng đáng kể ở độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy và HDL (là cholesterol tốt) ở người dùng.

Trao đổi với phóng viên, BSNT. CKI. Nguyễn Bảo Sơn, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: "Theo tôi hiểu, quan ngại chính của ngành y tế hiện nay đối với TLLN là liệu độc tính của nó có giảm tương ứng với việc giảm hàm lượng các chất gây hại so với thuốc lá truyền thống hay không.

Về vấn đề này, tôi được biết tháng 7 vừa qua Tạp chí Nghiên cứu Y học của trường Đại học Y Hà Nội có công bố Nghiên cứu tổng quan hệ thống và Phân tích gộp đánh giá tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới, so sánh độc tính của TLLN so với thuốc lá truyền thống. Kết luận từ nghiên cứu của nhóm nghiên cứu từ ĐH Y Hà Nội cho thấy: Độc tính của TLLN, đánh giá thông qua các chỉ điểm sinh học về phơi nhiễm (bằng chứng của việc sử dụng thuốc lá) là giảm đáng kể so với thuốc lá truyền thống.

Vì sao cần xem xét quản lý thuốc lá làm nóng như thuốc lá điếu? ảnh 3

Từ góc nhìn của người làm khoa học, tôi cho rằng nghiên cứu này được thực hiện bài bản và đáng tin cậy."

Đến nay, chính sách quản lý TLLN vẫn chưa được thống nhất, bởi Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khoa học như trên, thiếu căn cứ so sánh tác hại của TLLN so với thuốc lá truyền thống. Do vậy, sẽ là thách thức nếu việc quản lý chỉ dựa trên khái niệm "độc hại" mà không có định lượng cụ thể, dẫn đến quyết định thiếu chính xác, bỏ qua cơ hội giảm tác hại cho hàng triệu người đang hút thuốc.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc quản lý mọi sản phẩm thuốc lá là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cũng như giúp nâng cao năng lực kiểm soát thuốc lá của quốc gia. Bên cạnh đó, việc áp dụng tinh thần của Luật Dược sắp tới, đó là “công nhận, thừa nhận” các kết quả thẩm định khoa học từ các quốc gia đi trước, cũng sẽ là một giải pháp nên được xem xét để đẩy nhanh tiến độ kiểm soát TLTHM.

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

SVVN - Vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 được mở bán sớm hơn các năm trước, cụ thể là 8h sáng ngày 6/10, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn bắt đầu mở bán qua 2 kênh trực tiếp và online. Trái với cảnh chờ đợi ở sân ga, nhiều bạn trẻ ưu tiên mua vé qua các kênh online như website www.dsvn.vn, các ứng dụng ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VNPay), app Vé tàu trên điện thoại di động…
Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

SVVN - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024.
Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

SVVN - Vũ Thu Hằng – Thủ khoa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết. Với vai trò Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Hằng đã tích cực tham gia và lãnh đạo nhiều hoạt động Đoàn – Hội, đồng thời đại diện sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Hành trình của Hằng là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức vững chắc và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.
Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

SVVN - Hoàng Thị Hồng Nga - Thủ khoa kép đầu vào và đầu ra ngành Công nghệ Nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) có điểm học tập xuất sắc 3,78/4,0. Trong quá trình học tập 4,5 năm tại trường, nữ sinh đã nhận nhiều học bổng danh giá, đồng thời có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế.
Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

SVVN - Giải trình diễn lái xe và đua ô tô - mô tô địa hình mở rộng lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 28/9 tại tỉnh Tuyên Quang, quy tụ gần 60 đội đua từ khắp cả nước và một số nước trên thế giới. Với mục tiêu là nâng cao ý thức lái xe an toàn và khuyến khích các tay đua tham gia hoạt động xã hội, từ thiện ở những vùng khó khăn. Các vận động viên sẽ thi đấu trên các cung đường dài 2,5 km và 3,5 km, mang đến những màn trình diễn kỹ thuật mạo hiểm đầy ấn tượng.