Viết trình độ chuyên môn trong CV thế nào cho đúng chuẩn?

0:00 / 0:00
0:00
Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực của mỗi cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Cách viết trình độ chuyên môn trong CV cũng là một trong những nội dung bạn cần lưu ý. Nếu chỉ đề cập một cách đơn giản, liệt kê tên trường và ngành học, bạn sẽ khó tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nhất là những CV chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Vậy phải viết phần này như thế nào khi làm CV online miễn phí? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Viết trình độ chuyên môn trong CV thế nào cho đúng chuẩn? ảnh 1

Đảm bảo những nội dung cơ bản cần có ở phần trình độ chuyên môn

Mục trình độ chuyên môn trong CV của bạn nên đề cập đến những vấn đề sau:

● Trình độ học vấn bậc cao nhất: ứng viên nên ghi bậc học cao nhất hiện tại của mình để nhà tuyển dụng hình dung được rõ nhất về trình độ chuyên môn của bản thân đang ở mức độ nào, liệu có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển hay không.

● Ghi rõ tên trường đại học, cao đẳng và chuyên ngành học: bạn nên trình bày rõ ràng thông tin về tên trường, chuyên ngành khi viết mục trình độ chuyên môn. Điều này không chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về tính chuyên chuyên nghiệp mà còn khiến tăng độ tin cậy cho CV của bạn.

● Liệt kê thành tích, giải thưởng đạt được trong quá trình học vấn: đây được coi là minh chứng rõ ràng cho năng lực của bạn. Nhà tuyển dụng cũng đang ngầm hiểu rằng bạn muốn khẳng định mình là ứng cử viên sáng giá, phù hợp cho vị trí này. Tuy nhiên, đừng liệt kê tất cả các thành tích mà chỉ nên kể đến những giải thưởng có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển để phía công ty có những đánh giá khách quan nhất về trình độ của bạn.

Viết trình độ chuyên môn trong CV thế nào cho đúng chuẩn? ảnh 2

Cung cấp thông tin về GPA - điểm trung bình cho CV ít kinh nghiệm

Điểm trung bình môn GPA là minh chứng cụ thể cho thành tích học tập của bạn trong thời gian dài. Chính vì thế, bạn hãy đưa chúng vào trong phần trình độ học vấn/ chuyên môn, đặc biệt là khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Song, đối với những người đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành thì không nhất thiết phải đề cập đến điểm số trung bình trong cách viết trình độ học vấn.

Mô tả trình độ chuyên môn gắn liền với trải nghiệm công việc

Khi mô tả trình độ chuyên môn, bạn cần phải thể hiện chúng một cách rõ ràng và mạch lạc, tốt nhất là gắn liền với kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng có thể hiểu được chính xác năng lực chuyên môn của bạn là gì, bạn có thể làm được những công việc nào, kỹ năng nào của bạn là tốt nhất,... Từ đó họ sẽ có được những sự đánh giá bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

Trong một số trường hợp, bằng cấp của bạn không quá xuất sắc nhưng bạn có nhiều kinh nghiệm và sự thể hiện của bạn vô cùng tốt ở những dự án trước đó thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ cân nhắc cho bạn cơ hội.

Viết trình độ chuyên môn trong CV thế nào cho đúng chuẩn? ảnh 3

Sắp xếp chuyên môn theo đề mục rõ ràng

Các thông tin về trình độ chuyên môn được sắp xếp theo đề mục rõ ràng không chỉ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh những điểm quan trọng mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp. Bạn nên lưu ý viết theo thứ tự từ thông tin lớn (tên trường, chuyên ngành, bằng cấp cao nhất tính đến thời điểm hiện tại) đến mục nhỏ hơn (thành tích, giải thưởng,...). Ví dụ như bạn có thể trình bày như sau:

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN:

● Trường: Đại học Sư Phạm TPHCM

● Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh - niên khóa 2016 - 2020

● Bằng cấp bậc: Cử nhân

● GPA: 3.2/4

● Thành tích: Sinh viên 5 Tốt cấp Trường, Sinh viên tiêu biểu cấp khoa,...

Thông tin về trường cấp 1, cấp 2, trung học phổ thông không cần thiết

Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm ứng viên học học cấp 1, cấp 2 ở đâu nên ứng viên không nhất thiết phải liệt kê chi tiết các thông tin này ở phần trình độ chuyên môn. Trong trường hợp, bậc học cao nhất của bạn là Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học,... thì thông tin trường phổ thông cũng không cần đề cập vì nó sẽ khiến CV thêm rườm rà, dài dòng.

Liệt kê thêm những khóa học liên quan đến vị trí tuyển dụng

Trong cách viết trình độ chuyên môn trong CV, bên cạnh quá trình học tập chính, bạn cũng có thể liệt kê các thông tin về: các khóa học ngắn hạn, các đợt huấn luyện từng tham gia, bằng cấp tin học, bằng cấp ngoại ngữ,... để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây sẽ là những thông tin bổ sung giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn một cách chính xác nhất.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.