“Vườn sen đá” của Dung

“Vườn sen đá” của Dung
SVVN - Vượt qua nhiều dự án khởi nghiệp, dự án “Sen đá New Queen” của Nguyễn Thị Mỹ Dung (lớp 18DLKA1, khoa Luật, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM) giành giải Quán quân và là một trong hai dự án gọi vốn đầu tư xuất sắc của cuộc thi "Hutech Startup Wings 2020".

Từ “sen đá cây” đến “sen đá đất sét”

Dung thích cây sen đá từ lâu và hiện tại Dung cũng đang kinh doanh online với một vườn sen đá cảnh. Khách hàng của Dung chủ yếu là dân văn phòng và các bạn sinh viên. “Tuy nhiên, khách hàng của mình nói riêng và người yêu sen đá nói chung thường than phiền về vấn đề sen đá rất dễ chết do không phải ai cũng có thời gian chăm sóc kỹ càng. Bên cạnh đó, môi trường trồng sen đá thường là văn phòng, phòng trọ kín nên cây dễ bị úng nước hay thiếu nắng”, Dung cho biết.

Sau một thời gian dài nuôi trồng, quan sát và thử nghiệm với nhiều giống sen đá khác nhau, Dung đã rút ra được kha khá kinh nghiệm. Có lần, Dung đùa với khách của mình rằng: “Mình sẽ tạo ra giống sen đá không bao giờ chết”. Ban đầu chỉ là đùa vui nhưng ý tưởng đó chợt nảy nở, thôi thúc Dung thử sức, và những “cây sen đá từ đất sét” đã ra đời, vừa là sen đá mọi người yêu thích đó, lại có thể làm đồ nội thất trang trí mà còn góp phần bảo vệ môi trường nữa. 

“Vườn sen đá” của Dung ảnh 1 Dung trình bài dự án trước Ban Giám khảo cuộc thi "Hutech Startup Wings 2020" (Ảnh: Đoàn trường)

Dung đã mất khoảng hơn một tháng cho công đoạn tìm kiếm nguyên liệu, tham khảo và thử nghiệm nhằm tìm ra những nguyên liệu phù hợp với các tiêu chí xây dựng sản phẩm của mình. Với sản phẩm "sen đá từ đất sét" đầu tiên, Dung đã hoàn thiện trong khoảng hơn một tuần. Lúc đó, Dung đã rất vui nên mang chậu sen đá đi khoe khắp nơi và ngắm mãi không chán. 

Nhưng để tạo ra sản phẩm “cây sen đá từ đất sét” này Dung cũng gặp không ít những khó khăn. Công đoạn đòi hỏi nhiều công sức nhất phải kể đến là việc giữ được độ mịn, dẻo của đất sét để tạo hình; sau đó là giữ màu sắc khi pha trộn và đảm bảo độ kết dính để cho ra thành phẩm như mong muốn. Chưa kể là phải làm thật nhiều sản phẩm, Dung mới rút ra thêm những kinh nghiệm trong việc trộn màu đều, hạn chế các sai sót dẫn đến các sản phẩm lỗi, và phải đo lường tỷ lệ thật cẩn thận, tỉ mỉ để tránh lãng phí sau khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 

Thử sức với các sân chơi khởi nghiệp

Lần đầu tham gia sân chơi "Hutech Startup Wings", Dung đã đăng ký với dự án “Máy bán hàng tự động” và dừng chân ở Top 15. Mặc dù tiếc nuối nhiều, nhưng lần tham gia đó đã giúp Dung biết và học hỏi thêm nhiều điều về khởi nghiệp. Đơn cử như việc khởi nghiệp không nhất thiết là những sản phẩm, dự án thật lớn lao mà hoàn toàn có thể là những ý tưởng nhỏ bé, đơn giản nhưng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và có tiềm năng phát triển, phục vụ cộng đồng. 
“Vườn sen đá” của Dung ảnh 2 Một sản phẩm "sen đá đất sét" của Dung. (Ảnh: Đoàn trường)

Trước khi hoàn thiện và mang dự án “Sen đá New Queen” đi dự thi, Dung cũng có nghiên cứu và thử nghiệm thêm nhiều dự án khác. Mỗi dự án đều có những ưu, khuyết điểm riêng, tuy nhiên, gần sát ngày thi thì sen đá từ đất sét đã là lựa chọn cuối cùng của Dung, vì đây không đơn thuần chỉ là một sản phẩm dự thi có tiềm năng về kinh tế, mà còn có ý nghĩa tích cực với cộng đồng.

Với Dung và những người yêu sen đá thì sen đá không chỉ đơn thuần là một loại cây cảnh thôi, mà là một “người bạn” có thể mang đến niềm vui cho người sử dụng. Bên cạnh đó, “Sen đá New Queen” ngay từ khâu chọn nguyên liệu đã được chú trọng, ưu tiên hướng đến những nguyên liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế. “Mỗi “cây sen đá từ đất sét” sẽ có tuổi thọ từ 7 - 10 năm, vừa tiết kiệm lại có thể được ứng dụng trong việc tái tạo cảnh quan theo nhiều cách”, Dung chia sẻ.

Cho đến hiện tại thì dự án chỉ có một mình Dung phụ trách. Trung bình nửa ngày tập trung "hết công suất" Dung sẽ làm ra được một chậu sen đá với kích thước tầm trung. “Một sản phẩm thủ công như vậy hoàn toàn không hề dễ dàng mà cần rất nhiều thời gian, sự tỉ mỉ, tinh tế để trau chuốt, mài dũa từng góc cạnh của sản phẩm. Trong tháng này mình chỉ nhận 15 đơn hàng để đảm bảo tiến độ và chất lượng tốt nhất cho khách hàng của mình, và thật may mắn khi mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, cùng sự ủng hộ của khách hàng khi tiếp tục quay lại đặt thêm những đơn hàng mới”, Dung bộc bạch. 

“Vườn sen đá” của Dung ảnh 3 Dự án của Dung giành giải Quán quân cuộc thi 'Hutech Startup Wings 2020 (Ảnh: Đoàn trường)

Dung tin tưởng vào sự án và hướng phát triển cho thương hiệu “Sen đá New Queen”, vì đây là sản phẩm thủ công, không hề được sản xuất đại trà với những giá trị riêng như độ độc đáo, “không đụng hàng” với bất kỳ sản phẩm nào khác trên thị trường. “Đây sẽ là thế mạnh của sản phẩm và hướng đến các khách hàng chuộng sự cá tính, đặc sắc, bởi vì với “Sen đá New Queen”, mình mong muốn khách hàng sẽ mua những chậu sen đá này vì từng sản phẩm là tình yêu, là sự khéo léo đầy cảm xúc mà người thợ sẽ dành vào mỗi sản phẩm mỗi khác, không bị “công nghiệp hóa””, Dung tự tin khẳng định. 

Dung cũng ấp ủ ước mơ có thể cùng lúc bán các sản phẩm sen đá thật kết hợp cùng sen đá đất sét để cho ra những vườn sen đá thật đặc biệt, khác lạ và thú vị để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa. Hiện tại, Dung đang tập trung vào cải thiện nguyên liệu đất sét để tiếp tục tối ưu sản phẩm của mình. Sắp tới, Dung sẽ thử sức thêm các sản phẩm tranh nghệ thuật, tranh trang trí nội thất từ sen đá… đồng thời đầu tư xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh marketing và cân nhắc mở rộng quy mô nhân lực thủ công để mở rộng mô hình kinh doanh cũng như lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với định hướng Dung đang có. 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.