Trong lịch sử báo chí Việt Nam, ngay từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo", một số báo khác tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng. Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, Thể hiện ý chí, khát vọng của dân tộc và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đào tạo lớp những người làm báo đầu tiên của Việt Nam như: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh…
Ngày 5 tháng 2 năm 1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 lấy ngày 21 tháng 6 hằng năm làm Ngày Báo chí Việt Nam nhằm tôn vinh các nhà báo, nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21 tháng 6 năm 2000, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nhân ngày Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, để giúp bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Kênh Cùng Bạn Đọc Sách đã xây dựng một số video clip giới thiệu về những tác phẩm viết về các nhà báo lỗi lạc của Việt Nam, tác phẩm tiêu biểu của một số nhà báo cùng với những lời chúc tốt đẹp dành cho các nhà báo Việt Nam. Để biết thêm chi tiết, mời quý bạn đọc theo dõi trên Kênh Cùng Bạn Đọc Sách:
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=EeMMGsLdljY&t=25s
Phan Quang với báo chí cách mạng Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=iBigSw5fWjQ
Thép Mới và tác phẩm Cây Tre Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=j3HbNxHpOeE&t=63s
Mắt sáng lòng trong bút sắc: https://www.youtube.com/watch?v=aFvDl0TBpZ4&t=36s