Chàng trai người Việt dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn Đình Song Thanh (27 tuổi) vừa tốt nghiệp Thạc sĩ Y sinh học về tế bào gốc tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Hiện tại, chàng trai đang chuẩn bị hồ sơ học lên Tiến sĩ. Bên cạnh việc học, Song Thanh còn thường xuyên chia sẻ các bài viết về trải nghiệm du học, văn hóa lịch sử Nhật Bản lên trang cá nhân và nhận tư vấn giúp nhiều sinh viên có ước mơ du học.

Trong một bài viết trên một hội nhóm của du học sinh, Song Thanh đã chia sẻ về hành trình du học của mình tại hai quốc gia Nhật Bản và Mỹ. Bài viết đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh, sinh viên qua nhiều lượt bình luận và chia sẻ.

Chàng trai cho biết năm 2010, một bước ngoặt khiến Thanh thay đổi hoàn toàn là quyết định bỏ game online sau khi thấy bản thân tốn quá nhiều tiền, thời gian và kết quả học tập bị sụt giảm đáng kể. Sau sự nỗ lực thay đổi đó năm 2014, Thanh đỗ vào hai trường đại học. Trong đó anh đã chọn học tại trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM (IU) chuyên ngành công nghệ sinh học (CNSH).

Hai năm sau, Song Thanh thi đạt IELTS 6.5 và năm 2017 nhập học ngành Công nghệ Sinh học tại trường California State University San Marcos (CSUSM) ở Mỹ. Vào học tại đây, chàng trai Việt giành học bổng Tuition Waiver do trường CSUSM cấp và tốt nghiệp vào năm 2020.

Chàng trai người Việt dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật ảnh 1
Song Thanh cùng cô giáo và các bạn trong lab ở trường CSUSM.

Đến năm 2021, Thanh tiếp tục trúng tuyển vào chương trình học Thạc sĩ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) về Y sinh học, chuyên ngành về tế bào gốc với học bổng JASSO.

Nhắc đến lý do để Song Thanh quyết định theo đuổi mục tiêu trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về ung thư xuất phát từ công việc bác sĩ của bố mẹ. Thanh chia sẻ: “Ba mình là một bác sĩ về gan còn mẹ mình là một bác sĩ nha khoa. Ba mình nói với mình rằng tế bào gốc là lĩnh vực nhiều hứa hẹn trong tương lai có thể giúp chữa trị các bệnh về ung thư. Thế nên mình đã tìm hiểu về tế bào gốc và muốn học về lĩnh vực này để chữa ung thư, nhất là sau khi đọc được những nghiên cứu của Giáo sư (GS) Yamanaka Shinya ở ĐH Kyoto về việc tạo ra những tế bào gốc đa năng (Induced Pluripotent Stem Cell - iPSC).

Từ những chia sẻ của ba mẹ và những nghiên cứu của GS Yamanaka, mình đã quyết định theo đuổi trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về ung thư và sử dụng tế bào gốc để chữa ung thư”.

Theo Thanh tìm hiểu Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia hàng đầu về nghiên cứu tế bào gốc trong ung thư, nên việc học tập sẽ là những cơ hội lớn giúp anh đi sâu về lĩnh vực này. Đây cũng là lý do Thanh mong muốn được đến Mỹ và Nhật.

Ngày đặt chân sang CSUSM (Mỹ) học về Công nghệ sinh học vào năm 2017 Thanh đã phải trải qua nhiều thách thức. Tuy tiếng Anh giao tiếp khá tốt nhưng khi nghe giảng Thanh khó có thể hiểu được toàn bộ bài cũng vì vậy mà anh chàng từng bị trượt vài môn và bị mất học bổng.

Chàng trai người Việt dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật ảnh 2
Chàng trai Việt cùng các bạn sinh viên quốc tế trường CSUSM đón Giáng sinh ở Mỹ.

Ngoài ra, ở Mỹ không chỉ học những môn chuyên ngành mà còn yêu cầu học thêm những môn trái ngành như kế toán, quản lý, marketing, xã hội học, tâm lý học,... Song Thanh bày tỏ điều này rất là khác biệt so với việc học ở Việt Nam. Bên cạnh đó sự khác biệt về văn hoá, lối sống, nhất là việc phải ăn nhiều fast food để tiết kiệm tiền và thời gian đã khiến anh chàng tăng cân rất nhiều. Việc đi lại cũng không đơn giản, thuận tiện như ở Việt Nam Thanh thường phải đi bộ hay bus, tàu khá mất thời gian.

Để cải thiện bản thân, nam sinh lựa chọn chủ động hỏi thầy cô những phần bài chưa hiểu sau giờ lên lớp. Bên cạnh đó, Thanh dành nhiều thời gian lên thư viện tìm đọc thêm những sách vở, tài liệu, hay xem những video bài giảng có liên quan và ghi chú lại.

“Mình cũng sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá những kiến thức mình đã học. Những vấn đề về văn hoá mình cũng chủ động tìm hiểu từ bạn bè người Mỹ và các du học sinh khác. Mình còn tham gia lab cô Trischman về vi sinh vật biển để học hỏi thêm về kiến thức sinh học và các kỹ năng làm thí nghiệm, mình cũng thường xuyên liên lạc với gia đình và được họ động viên nhiệt tình. Những điều đó đã giúp mình rất nhiều trong thời gian học ở Mỹ”, Thanh nói.

Quãng thời gian học ở Mỹ điều khiến chàng trai Việt tự hào nhất là đã tốt nghiệp đúng hạn, dù năm cuối là thời điểm dịch Covid - 19 bùng phát dữ dội ở Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp, niềm vui nối tiếp là Thanh giành học bổng Thạc sĩ Y sinh học Đại học Tsukuba về tế bào gốc. Có định hướng học lên Thạc sĩ nên trong thời gian học đại học Thanh luôn cố gắng đạt GPA cao và tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Song song với đó, anh chàng chủ động tìm hiểu các lab về tế bào gốc ở Nhật, nhất là lab thầy Ohneda ở Đại học Tsukuba, ngôi trường có thể coi là mơ ước từ lâu của Thanh.

Chàng trai người Việt dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật ảnh 3
Song Thanh cùng các thành viên Hội sinh viên VN tại ĐH Tsukuba trong ngày kỷ niệm thành lập trường.

Thanh tiết lộ: “Mình soạn kế hoạch nghiên cứu, có nhờ một số anh chị đi trước góp ý, hướng dẫn thêm để mình hoàn thiện. Trước khi phỏng vấn mình dành thời gian xem lại kế hoạch nghiên cứu, xem lại những kiến thức mình đã học ở bậc Cử nhân và tự học về tế bào gốc. Ngày phỏng vấn dù rất run nhưng mình cố gắng giữ bình tĩnh và thể hiện trọn vẹn bản thân”.

Khác với học ở Mỹ, sang Nhật du học rào cản ngôn ngữ là điều khiến Thanh lo lắng. Trong trường sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nhưng ra ngoài anh cho biết đa phần mọi người không biết tiếng Anh, hay biết nhưng không giao tiếp được trôi chảy và đôi khi khó nghe.

Thêm nữa, phong cách làm việc ở Nhật khác nhiều so với ở Mỹ hay Việt Nam. Thanh kể ở Nhật Bản mọi người nhiều khi phải ở lại đến tối muộn để làm thí nghiệm, đọc tài liệu nghiên cứu. Một số môn khó đến mức Thanh buộc phải học lại mới qua được.

Tuy gặp nhiều thử thách nhưng Thanh vẫn đảm bảo tốt nghiệp đúng hạn. Anh chàng cũng là một trong những sinh viên đại diện trường tham gia một hội nghị liên ngành lớn tổ chức tại Tokyo.

Ngoài học tập, Thanh có cơ hội thưởng thức trà đạo, mặc kimono, ngắm hoa anh đào, ngắm mùa thu lá vàng lá đỏ, tham quan một số công trình văn hoá lịch sử như thành cổ Osaka, thành Kumamoto, chùa Vàng,... cùng các lễ truyền thống của nước bạn. Đây cũng là lý do Song Thanh dành nhiều tình cảm cho Nhật Bản hơn Mỹ.

Chàng trai người Việt dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật ảnh 4
Thanh rất yêu thích mặc áo dài ngũ thân, đội khăn xếp để giao lưu văn hóa Việt Nam ở nước bạn.

Được học tập ở hai quốc gia rất phát triển đã giúp Thanh được mở mang, phát triển rất nhiều về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, tinh thần kỷ luật, những nét văn hoá lịch sử. Hơn hết là bước đà để Thanh thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân, khám phá những chân trời mới, tri thức mới. Hiện tại, anh chàng đang tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu bằng việc học thêm tiếng Nhật, trau dồi tiếng Anh, tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn, tham gia các hội nhóm khoa học và những buổi webinar, workshop, journal club.

Chia sẻ góc nhìn về cơ hội du học đối với sinh viên ngành Y, Song Thanh khẳng định:Ngành Y là một ngành thiết yếu trong cuộc sống, có nhiều lĩnh vực cần học lên chuyên sâu ở nước ngoài như tế bào gốc, sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh,... nên cơ hội là rất lớn và đa dạng, chỉ cần các bạn cố gắng nỗ lực”.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.