Chung kết 'Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sáng ngày 17/11, tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, đã diễn ra vòng Chung kết Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo (AI-Challenge) với chủ đề Truy vấn sự kiện từ dữ liệu thị giác (Event Retrieval from Visual Data).

Cuộc thi đã thu hút hơn 1.000 thí sinh với 210 đội đến từ hơn 40 đơn vị trên cả nước đăng ký tham dự. Qua vòng Sơ tuyển, Hội đồng giám khảo của cuộc thi đã lựa chọn được 26 đội có giải pháp tốt nhất bước tiếp vào vòng Chung kết.

26 đội vào vòng Chung kết với 89 thí sinh đến từ các trường và các doanh nghiệp như trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM); trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM); trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM; trường ĐH Giao thông Vận tải TP. HCM; trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM); trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội; trường ĐH Việt Đức; Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC; FPT Telecom; HTSC-THI Group.

Chung kết 'Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo' ảnh 1

Vòng Chung kết thu hút rất đông các đội thi của các trường đại học.

Mục tiêu đặt ra là tìm kiếm đoạn video sự kiện với thông tin biết trước. Cụ thể, ứng với mỗi truy vấn cho biết trước thông tin một trích đoạn ngắn hoặc một hình ảnh, mục tiêu là tìm đoạn video chứa thông tin đó trong kho dữ liệu video các bản tin của các đài truyền hình tại Việt Nam.

Vấn đề được đặt ra giúp giải quyết bài toán tìm kiếm nội dung video trong bối cảnh dữ liệu video ngày càng lớn, được cập nhật thêm qua từng ngày và còn nhiều thách thức so với tìm kiếm nội dung văn bản.

Chung kết 'Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo' ảnh 2

Hội đồng giám khảo của cuộc thi đều là những nhà khoa học uy tín.

Để tăng tính ứng dụng thực tiễn của giải pháp, mô hình đáp ứng tốt được cả về độ chính xác cũng như về thời gian xử lý.

Trong vòng Chung kết AI Challenge 2022, các đội nộp bài theo đúng thể thức chuẩn quốc tế trong cuộc thi VBS (Video Browser Showdown). Hệ thống server để nộp bài và chấm điểm trực tuyến được sử dụng là DRES (Distributed Retrieval Evaluation Server). Hệ thống chấm thi DRES dùng ở vòng Chung kết là hệ thống chấm thi chuẩn của cuộc thi quốc tế Video Browser Showdown.

Chung kết 'Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo' ảnh 3
Chung kết 'Cuộc thi Thử thách Trí tuệ Nhân tạo' ảnh 4

Hội đồng giám khảo của cuộc thi đều là những nhà khoa học có uy tín về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong nước và trên thế giới. Chủ tịch Hội đồng giám khảo, GS Cathal Gurrin là người sáng lập (founder) của cuộc thi 'Lifelog Search Challenge' trên thế giới. Trong Hội đồng giám khảo, GS Klaus Schӧffmann là người sáng lập (founder) của cuộc thi 'Video Browser Showdown'.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

SVVN - Ngũ Tô Duy (sinh năm 2003) là dịch giả trẻ tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Năm 17 tuổi, Tô Duy là dịch giả cuốn sách bán chạy 'Steal Like an Artist' (Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng). Duy còn sáng lập và lãnh đạo dự án viết sách tiếng Anh 'Fairy tales without borders' (Cổ tích không biên giới), với 30 truyện cổ tích Việt Nam được dịch ra tiếng Anh, ra mắt 4.000 cuốn vào tháng 12/2022.
Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

SVVN - Diễn viên lồng tiếng Huyền Chi (tên đầy đủ là Võ Huyền Chi) là một cái tên quen thuộc được biết đến rộng rãi qua việc lồng tiếng cho các bộ phim như: 'Người tình Praha'; 'Sakura: Thủ lĩnh thẻ bài'; 'Hóa giải lời nguyền'; 'Đảo hải tặc'; 'Gia đình là số 1' phần 2...