Khách mời, diễn giả của chương trình gồm: PGS. TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD – ĐT); bà Đinh Như Hoa - Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông); anh Nguyễn Nhất Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo (T.Ư Đoàn); TS TS Hamza Mutaher - Chuyên gia đến từ trường ĐH Anh Quốc Việt Nam; Diễn viên Thu Quỳnh.
Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, phát biểu khai mạc toạ đàm. |
Báo Tiền Phong phối hợp cùng trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV) tổ chức tọa đàm với chủ đề: ‘An toàn không gian mạng cho sinh viên’. |
Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong khẳng định, sinh viên, người trẻ hiện nay đang sử dụng mạng xã hội với tần suất lớn để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, trao đổi tương tác với bạn bè, người thân, thế giới xung quanh. Thời gian sử dụng không gian mạng của sinh viên lớn.
“Mục đích của ban tổ chức tại buổi tọa đàm này là mong muốn làm thế nào để sinh viên có được ứng xử văn minh, văn hóa và có hiệu quả trên không gian mạng. Phát huy những mặt tích cực mà không gian mang lại và hạn chế những tác động tiêu cực của không gian mạng”, Nhà báo Phùng Công Sưởng chia sẻ.
Mong muốn làm thế nào để sinh viên có được ứng xử văn minh, văn hóa và có hiệu quả trên không gian mạng. Phát huy những tích cực mà không gian mang lại và hạn chế những tác động tiêu cực của không gian mạng”.
Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong.
Trên không gian thực hay không gian mạng, mọi hoạt động đều tác động trực tiếp đến con người. Môi trường ảo nhưng tác động, hiệu quả, hậu quả đều là thật. Tọa đàm An toàn không gian mạng cho sinh viên mong muốn mang đến một góc nhìn nhỏ trong bối cảnh đời sống của người trẻ trong môi trường ảo ngày càng phong phú, phức tạp.
PGS. TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD – ĐT): "Mục tiêu cao cả nhất của giáo dục là đào tạo mang đến tri thức cho nhân loại chứ không phải đem lại kinh tế. Vì thế, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh mạng. Bởi một số thành phần xấu có thể tấn công cả một thế hệ thông qua mạng Internet, khiến cho tư tưởng và hành động xấu có thể diễn ra". |
Bà Đinh Như Hoa - Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông): "Lừa đảo không chừa một ai, với tất cả người dân sử dụng Internet, nhưng đối tượng thanh thiếu niên, học sinh thì được “focus”. Trong cẩm nang về lừa đảo trực tuyến mà Bộ TT - TT đưa lên thông tin đại chúng thì có đề cập đến 13 hình thức lừa đảo với học sinh, sinh viên Việt Nam". |
Anh Nguyễn Nhất Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo (T.Ư Đoàn): “Tham gia mạng xã hội là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu không có cách tham gia phù hợp, chúng ta sẽ bị tụt hậu và gặp phải nhiều nguy cơ. Khi tham gia không gian mạng, giới trẻ có thể gặp phải những nguy cơ như: bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị bắt nạt trực tuyến, quấy rối trên không gian mạng và các tệ nạn khác như buôn bán người, nghiện game… hoặc tiếp xúc với tin giả”. |
TS Hamza Mutaher - Chuyên gia đến từ trường ĐH Anh Quốc Việt Nam: "Ở BUV, có nhiều khoá học về không gian mạng, dạy cho sinh viên không gian mạng vận hành như thế nào để sinh viên tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ tiềm ẩn". |
Diễn viên Thu Quỳnh: “Bất kể ai sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là sinh viên, cũng rất có thể là thủ phạm lan truyền thông tin sai lệch, gây hậu quả khôn lường. Ranh giới giữa nạn nhân, thủ phạm rất mong manh”. |
Sinh viên Lê Bảo Ngọc Minh (trường ĐH Anh Quốc Việt Nam - BUV): "Thực tế sinh viên gặp 3 loại rắc rối, nguy hiểm khi tham gia môi trường số. Đó là cuộc gọi rác; ăn cắp thông tin hoặc tạo tài khoản fake trên mạng xã hội; tin nhắn cá nhân công kích, bình luận ảnh hưởng đến tâm lí của sinh viên". |
Toàn cảnh buổi toạ đàm: An toàn không gian mạng cho sinh viên. |
Buổi tọa đàm mong muốn nhận được ý kiến chia sẻ của các chuyên gia, khách mời để hướng tới một môi trường số an toàn cho người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.