ĐHQG TP. HCM đồng bộ trong đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo

0:00 / 0:00
0:00
ĐHQG TP. HCM đồng bộ trong đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo
SVVN - Tại hội thảo “Định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo về trí tuệ nhân tạo tại ĐHQG TP. HCM”, nhiều trường ĐH thành viên sẽ triển khai đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) theo những định hướng phù hợp.

Theo TS Nguyễn Thị Hảo - Quyền Trưởng ban Ban Đại học ĐHQG TP. HCM cho biết, hiện nay, TP. HCM chỉ mới triển khai 14 chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa học Dữ liệu, và Kỹ thuật Dữ liệu, với chỉ tiêu đào tạo dưới 1.000 sinh viên. So với hơn 250.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam, quy mô đào tạo này rất nhỏ.

Để đáp ứng nguồn nhân lực AI và hướng đến mục tiêu là trung tâm đào tạo - nghiên cứu hàng đầu về ngành này tại Đông Nam Á vào năm 2030, ĐHQG TP. HCM đã xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng và đồng bộ trong đào tạo ngành này trong toàn hệ thống.

ĐHQG TP. HCM đồng bộ trong đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo ảnh 1

Trí tuệ nhân tạo được xem là ngành công nghệ chính trong thế kỷ 21.

Theo đó, các ngành đào tạo AI tại các trường thành viên ĐHQG TP. HCM được đề xuất gồm: Trường ĐH Bách khoa, với 2 chuyên ngành AI ứng dụng và Xử lý ảnh và Thị giác máy tính, trường ĐH CNTT, trường ĐH An Giang (AI trong Kinh tế, kinh doanh và Quản lý), trường ĐH Kinh tế - Luật. Trước đó, trong kỳ tuyển sinh năm nay, trường ĐH KHTN cũng tuyển 50 chỉ tiêu đào tạo thí điểm ngành AI, thuộc khoa CNTT.

Trường ĐH Bách khoa cũng cho biết sẽ đào tạo trình độ Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo, có tên ngành học là “Thạc sĩ Khoa học Máy tính, chuyên ngành Khoa học dữ liệu”, với 60 tín chỉ. Chuyên ngành này được tổ chức giảng dạy ở chương trình đại trà (tiếng Việt) và chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh.

ĐHQG TP. HCM đồng bộ trong đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo ảnh 2

Một buổi sinh hoạt chuyên môn tại CLB Sinh viên Trí tuệ nhân tạo trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM).

Trong khi đó, trường ĐH An Giang và trường ĐH Kinh tế - Luật mở mới chương trình đào tạo AI theo hướng liên ngành và ứng dụng. Đối với trường ĐH An Giang, với đặc thù ở vùng có thế mạnh về nông nghiệp, trường sẽ đào tạo AI theo hướng liên ngành, ứng dụng với lĩnh vực nông nghiệp.

Theo TS Hảo, đặc biệt nhất trong số các chương trình đào tạo AI được đề xuất là chương trình đào tạo Ứng dụng AI trong kinh tế, kinh doanh và quản lý của trường ĐH Kinh tế - Luật. Ngoài ra, trường ĐH Quốc tế đã đặt mục tiêu mở mới ngành đào tạo AI trình độ đại học trên cơ sở ngành Khoa học Máy tính vào cuối năm 2025, cũng như phát triển các ngành đào tạo ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế (khoa Kỹ thuật Y sinh) và Điện tử - Viễn thông (khoa Điện tử - Viễn thông).

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.