Điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực (SPT) năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý.

Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2025 có thể đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, và Địa lý. Kết quả thi được sử dụng để xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy tại hơn 20 trường đại học trên cả nước, tăng thêm 13 trường so với năm trước. Mỗi trường sẽ quy định riêng về tổ hợp môn và số lượng bài thi cần thiết, do đó thí sinh nên nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng cơ sở để chọn môn thi phù hợp với nguyện vọng.

Điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ảnh 1

Lịch thi Đánh giá năng lực trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2025.

Kỳ thi năm 2025 sẽ được tổ chức trong hai ngày 17 và 18/5/2025. Thí sinh có thể đăng ký từ ngày 15/3 đến 15/4/2025 trên cổng thông tin trực tuyến của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tạo tài khoản bằng số căn cước công dân, thí sinh kê khai thông tin, tải minh chứng cần thiết, nộp lệ phí và sử dụng tài khoản này để tra cứu kết quả cũng như thực hiện các thủ tục phúc khảo.

Điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ảnh 2

Các dạng câu hỏi trong bài thi Đánh giá năng lực trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Kỳ thi SPT dự kiến được tổ chức ở 4 điểm, gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Vinh, Quy Nhơn và trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, lệ phí là 250.000 đồng một môn.

Bắt đầu từ kỳ thi năm 2026, nhà trường dự kiến bổ sung ba môn thi mới: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, và Công nghệ, mở rộng cơ hội xét tuyển vào các ngành học đa dạng hơn.

Đề thi được thiết kế bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, giúp đánh giá toàn diện kiến thức cốt lõi, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, và sáng tạo. Thí sinh làm bài trực tiếp tại phòng thi, trả lời trên phiếu trắc nghiệm và giấy thi tự luận.

Ngoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực SPT được hơn 20 trường đại học lớn sử dụng để xét tuyển, bao gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vinh, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Học viện Quản lí Giáo dục, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Dân tộc, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hạ Long, Trường Đại học Hoa Lư, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Thí sinh xem thông tin về kỳ thi TẠI ĐÂY

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

SVVN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), không chỉ là dịp để tôn vinh những thầy cô giáo, mà còn là cơ hội để chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình cống hiến không mệt mỏi của các thầy cô. Những người thầy ấy không chỉ dạy kiến thức, mà còn truyền cảm hứng, vun đắp niềm tin và mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên.
Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

SVVN - Giữa những giảng đường đầy ắp tiếng máy móc và ánh mắt chăm chú của sinh viên, hình ảnh ThS Đặng Ngọc Duyên – người thầy trẻ nhưng giàu nhiệt huyết – đã trở nên quen thuộc. Với vai trò là giảng viên bộ môn Kỹ thuật Ô tô (khoa Cơ khí, trường ĐH Thủy lợi), thầy Duyên là một tấm gương sáng về sự tận tâm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dẫn dắt phong trào thanh niên.
Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn giảng viên)

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn giảng viên)

SVVN - Trước thềm Ngày 20/11, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đã mời một giảng viên và một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng trả lời những câu hỏi về chủ để sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số. Xin giới thiệu đến bạn đọc phần chia sẻ của Tiến sĩ Tiến sĩ Lê Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Báo chí – Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên)

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên)

SVVN - Trước thềm Ngày 20/11, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đã mời một giảng viên và một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng trả lời những câu hỏi về chủ để sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số. Xin giới thiệu đến bạn đọc phần chia sẻ của bạn Bùi Thị Khánh Huyền - Thủ khoa xuất sắc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Giáo dục và đào tạo: Nền tảng cho những kỳ tích phát triển của dân tộc

Giáo dục và đào tạo: Nền tảng cho những kỳ tích phát triển của dân tộc

SVVN - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội, giáo dục Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và vươn tầm thế giới.
Lan toả niềm tin và hy vọng vào giáo dục

Lan toả niềm tin và hy vọng vào giáo dục

SVVN - Thắp sáng hy vọng, gieo mầm tương lai – chương trình 'Thay lời tri ân 2024' đã mang đến những câu chuyện xúc động về sự hy sinh thầm lặng và lòng tận tụy của những người thầy, người cô trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ là lời tri ân sâu sắc, chương trình còn truyền tải niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh giáo dục, nơi hy vọng được nuôi dưỡng để viết tiếp những giấc mơ lớn lao.