Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên)

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trước thềm Ngày 20/11, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đã mời một giảng viên và một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng trả lời những câu hỏi về chủ để sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số. Xin giới thiệu đến bạn đọc phần chia sẻ của bạn Bùi Thị Khánh Huyền - Thủ khoa xuất sắc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Chào bạn Khánh Huyền, bạn muốn tặng quà gì cho Thầy Cô của mình trong ngày 20/11?

Khánh Huyền: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để chúng mình bày tỏ lòng tri ân đối với những người thầy, người cô đã dìu dắt, truyền cảm hứng cho chúng mình trên hành trình học tập. Với mình, món quà quý nhất dành cho các thầy cô chính là sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. Mình mong thầy cô sẽ nhận thấy rằng những nỗ lực của mình đã góp phần giúp sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, mình xin gửi đến thầy cô một lời cảm ơn chân thành nhất từ sâu tận đáy lòng, bởi mình tin rằng những tình cảm thật lòng sẽ chạm đến trái tim người nhận.

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên) ảnh 1

Món quà Khánh Huyền muốn dành tặng thầy cô trong ngày 20/11 chính là sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.

Món quà quý nhất mình muốn dành tặng Thầy Cô chính là sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.

Sự phát triển của các thiết bị cầm tay và mạng xã hội có ảnh hưởng đến sự gần gũi, thân thiết giữa giảng viên và sinh viên không?

Khánh Huyền: Sự phát triển của các thiết bị công nghệ và mạng xã hội đã mở ra nhiều cách thức giao tiếp nhanh chóng giữa giảng viên và sinh viên, nhưng cũng tạo nên cảm giác 'gần nhưng xa' khi giữa thầy và trò dần thiếu vắng những tương tác trực tiếp. Mình nghĩ rẳng, một tin nhắn khó có thể thay thế cho một lời hỏi thăm trực tiếp, một cái gật đầu động viên hay những cuộc trò chuyện cùng nhau. Việc phát triển mối quan hệ thầy trò gắn bó cần có thêm những buổi trao đổi trực tiếp và sự tương tác thực tế để hiểu nhau hơn.

Các thiết bị công nghệ và mạng xã hội đã mở ra nhiều cách thức giao tiếp nhanh chóng giữa giảng viên và sinh viên, nhưng chúng cũng tạo nên cảm giác 'gần nhưng xa' khi giữa thầy và trò dần thiếu vắng những tương tác trực tiếp.

Trí tuệ nhân tạo (AI) có ảnh hưởng đến việc học của sinh viên không?

Khánh Huyền: Đối với mình AI có 1 ưu điểm là giúp tối ưu thời gian vì hỗ trợ được các tác vụ đơn giản, tuy nhiên chất lượng nội dung do AI đề xuất cần phải được kiểm duyệt lại kỹ càng bằng tư duy, nhận thức và các từ nguồn khoa học uy tín trước khi chúng ta quyết định sử dụng.

Tuy vậy, mình cũng lo ngại về mặt trái của AI khi sinh viên dễ bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Nếu chúng ta quá dựa dẫm vào AI, có thể dần mất đi khả năng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong học tập, nghiên cứu. Để học tốt hơn, mình nghĩ AI chỉ nên là một công cụ hỗ trợ, giúp mình có được hướng đi ban đầu, còn việc đào sâu, tìm tòi, chủ động lĩnh hội tri thức vẫn phải đến từ chính sinh viên chúng mình.

Sự tập trung của sinh viên quan trọng như thế nào trong việc tiếp thu bài giảng?

Khánh Huyền: Mình cho rằng sự tập trung là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp thu bài học. Khi tập trung cao độ, chúng ta không chỉ nắm bắt được kiến thức từ thầy cô mà còn hiểu sâu hơn, nắm rõ cách vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Trong môi trường học tập, đặc biệt khi phải đối mặt với những bài giảng khó, sự tập trung giúp mình không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết quan trọng nào. Những lúc mình thiếu tập trung, mình nhận thấy rất rõ là mình sẽ không hiểu bài một cách đầy đủ, và phải mất thêm nhiều thời gian để ôn tập lại sau đó. Vì vậy, sự tập trung không chỉ quyết định đến kết quả học tập ngay tại lớp mà còn giúp mình tiết kiệm thời gian học tập khi về nhà.

Sinh viên có phải đang bị sao nhãng bởi sự bùng nổ của các thiết bị cầm tay và mạng xã hội không?

Khánh Huyền: Mình nghĩ rằng nhiều sinh viên, trong đó có cả mình, đôi khi bị sao nhãng bởi các thiết bị di động và mạng xã hội. Sự hấp dẫn của nội dung trên mạng xã hội dễ khiến sinh viên chúng mình bị thu hút và mất tập trung trong giờ học. Dù công nghệ có nhiều lợi ích, nhưng rõ ràng là chúng cũng gây ra sự mất tập trung và giảm hiệu quả học tập nếu sinh viên không biết kiểm soát.

Sinh viên cần làm gì để có thể tập trung hơn trong giờ học?

Khánh Huyền: Để có thể tập trung tốt hơn, mình nghĩ sinh viên cần áp dụng một số phương pháp giúp bản thân quản lý sự chú ý. Đầu tiên, việc tắt các thông báo từ mạng xã hội và điện thoại là điều mình luôn thực hiện trước khi bước vào một tiết học. Mình cũng áp dụng phương pháp chia nhỏ thời gian học thành từng khoảng ngắn để không bị mệt mỏi. Điều này giúp mình giữ được sự tập trung cao độ trong mỗi khoảng thời gian ngắn, cũng như giúp trạng thái tinh thần mình thả lỏng hơn vì não bộ được nghỉ ngơi trước khi tiếp tục.

Ngoài ra, việc ghi chú và tóm tắt ý chính ngay trong lúc nghe giảng cũng giúp mình duy trì sự chú ý và tiếp thu hiệu quả hơn. Cuối cùng, việc lựa chọn vị trí ngồi trong lớp học cũng là yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung trong giờ học. Mình thường ngồi ở đầu bàn thứ ba, đối với mình đây là vị trí lý tưởng vì vừa gần thầy cô giúp mình dễ nghe giảng, tương tác trong giờ học với giảng viên, vừa là một khoảng cách phù hợp để mắt tập trung quan sát nội dung trên bảng và trên slide.

Sinh viên ngày nay thường đánh giá cao những điểm gì ở Thầy Cô của mình?

Khánh Huyền: Mình rất trân trọng sự tận tâm, lắng nghe và khả năng truyền cảm hứng từ Thầy Cô. Khi Thầy Cô quan tâm đến học trò và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, mình cảm thấy động lực học tập tăng lên rất nhiều. Sự nhiệt huyết và cách giảng dạy sáng tạo của Thầy Cô không chỉ giúp mình hiểu bài tốt hơn mà còn giúp mình có hứng thú, từ đó tự tìm tòi, khám phá thêm những kiến thức mới. Khi đó, Thầy Cô trở thành những “thần tượng” mà mình ngưỡng mộ và muốn noi gương.

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên) ảnh 2

Khánh Huyền trân trọng sự tận tâm, lắng nghe và khả năng truyền cảm hứng từ Thầy Cô.

Kênh hiệu quả nhất hiện nay để giảng viên và sinh viên giao tiếp với nhau là gì?

Khánh Huyền: Với mình, giao tiếp trực tiếp trong lớp học là cách tốt nhất để trao đổi rõ ràng và truyền đạt những vấn đề với Thầy Cô. Tuy nhiên, các ứng dụng mạng xã hội cũng hỗ trợ rất tốt khi cần trao đổi nhanh hoặc khi giảng viên và sinh viên không thể gặp mặt. Việc kết hợp hài hòa giữa hai kênh online và offline là cách tối ưu nhất trong môi trường học tập hiện nay.

Cần phải làm gì để mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên ngày càng tốt đẹp hơn?

Khánh Huyền: Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giảng viên và sinh viên, mình nghĩ cả giảng viên và sinh viên đều cần có sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Giảng viên có thể lắng nghe những chia sẻ của sinh viên về khó khăn trong học tập và tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội bày tỏ ý kiến của bản thân. Đối với sinh viên, mình cho rằng cần chủ động hơn trong việc học tập, trao đổi và góp ý về cách dạy để Thầy Cô có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Những buổi gặp mặt nhỏ ngoài giờ học hoặc các hoạt động ngoại khóa cũng là những cơ hội tốt để giảng viên và sinh viên hiểu nhau hơn.

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên) ảnh 3

Khánh Huyền cho rằng, để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giảng viên và sinh viên, cả hai phía đều cần có sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

Để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn, mình nghĩ cả giảng viên và sinh viên đều cần có sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

Bạn muốn gửi lời nhắn nhủ gì nhất đến Thầy Cô của mình?

Khánh Huyền: Mình muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến tất cả Thầy Cô vì sự tận tâm và những cống hiến không ngừng nghỉ trong chuyến hành trình chèo lái con đò tri thức. Thầy Cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người đã dẫn dắt và truyền cảm hứng cho mình trong suốt quá trình học tập. Mong Thầy Cô luôn mạnh khỏe, tiếp tục giữ vững niềm đam mê và nhiệt huyết với nghề để tiếp tục dìu dắt thêm nhiều thế hệ sinh viên vững bước trên con đường học vấn và trưởng thành.

Xin trân trọng cảm ơn bạn!

Ảnh: Lê Vượng

MỚI - NÓNG
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
SVVN - Thời sinh viên luôn là quãng thời gian đáng nhớ, nơi mỗi người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Với Nguyễn Lê Duy Đăng (năm thứ 3, trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long), hành trình đạt danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp T.Ư chính là dấu ấn rực rỡ nhất, ghi lại những nỗ lực không ngừng và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.
 Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
SVVN - Lê Hải Phong (nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) vừa xuất sắc nằm trong 112 sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng ‘Sao Tháng Giêng’ do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng. Từ sự nỗ lực và cống hiến hết mình, Hải Phong đã biến 4 năm đại học thành một hành trình ý nghĩa và trọn vẹn.

Có thể bạn quan tâm

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.
Phụ huynh ‘Nâng bước thủ khoa 2024’: Vượt ngàn cây số cùng con trọn vẹn khoảnh khắc vinh danh

Phụ huynh ‘Nâng bước thủ khoa 2024’: Vượt ngàn cây số cùng con trọn vẹn khoảnh khắc vinh danh

SVVN - Buổi trao học bổng ‘Nâng bước thủ khoa 2024’ do báo Tiền Phong tổ chức vào sáng 4/1 tại hội trường Beethoven, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng không chỉ ghi dấu ấn bằng những câu chuyện của của các bạn thủ khoa mà còn bởi hình ảnh của các bậc cha mẹ, các thầy cô đến đồng hành cùng các bạn sinh viên nhận học bổng.
Nâng bước Thủ khoa 2024: 'Đường chạy tiếp sức' của lòng nhân ái, ý chí và khát vọng

Nâng bước Thủ khoa 2024: 'Đường chạy tiếp sức' của lòng nhân ái, ý chí và khát vọng

SVVN - Ngày 4/1, Báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức Chương trình vinh danh và trao học bổng "Nâng bước thủ khoa năm 2024" tại hai điểm cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2024 đánh dấu mùa thứ 9 chương trình được triển khai, với hơn 90 sinh viên tiêu biểu được trao học bổng.
Nâng bước thủ khoa 2024: Hành trình chắp cánh ước mơ cho các tài năng trẻ

Nâng bước thủ khoa 2024: Hành trình chắp cánh ước mơ cho các tài năng trẻ

SVVN - Chương trình học bổng 'Nâng bước thủ khoa', do Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam và Báo Tiền Phong tổ chức, tiếp tục hành trình vinh danh và hỗ trợ các tân sinh viên vượt khó học giỏi trên cả nước. Năm 2024 đánh dấu mùa thứ 9 chương trình được triển khai, với hơn 90 sinh viên tiêu biểu được trao học bổng.