Điều động 500 sinh viên ĐH Y Hải Phòng và ĐH Y Thái Bình hỗ trợ TP. HCM

0:00 / 0:00
0:00
Điều động 500 sinh viên ĐH Y Hải Phòng và ĐH Y Thái Bình hỗ trợ TP. HCM
SVVN - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định điều động 500 người phục vụ công tác truy vết, của 2 trường là ĐH Y Thái Bình và ĐH Y Hải Phòng vào TP. HCM thực hiện công việc này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM để thảo luận và đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho công tác phòng, chống dịch phù hợp với việc thực hiện Chỉ thị 16 tại đây.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã thông báo Quyết định về việc huy động nhân lực y tế để hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP. HCM.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế điều động 10.000 nhân lực y tế của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và các đơn vị địa phương khu vực miền Bắc, miền Trung để hỗ trợ lực lượng y tế TP. HCM phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cử 25 lãnh đạo các vụ, cục, viện, trường trực thuộc Bộ Y tế tới TPHCM tham gia công tác chống dịch theo sự phân công của PGS. TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, để trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch tại TP. Thủ Đức và các quận, huyện của TP. HCM.

Từ TP. HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP. HCM chống dịch, cho biết, hiện công suất lấy mẫu tại TP. HCM đạt 350.000 - 400.000 mẫu/ngày, phù hợp với năng lực xét nghiệm của 20 đơn vị trên địa bàn. Thời gian trả mẫu xét nghiệm đang là 24h. Thứ trưởng đã đề nghị rút ngắn xuống còn 12h.

Từ thực tiễn hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại TP. HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề xuất, một số "điểm nóng" của TP. HCM cần có từ 2 - 3 lãnh đạo các vụ/cục được Bộ Y tế điều động để phối hợp chỉ đạo công tác chống dịch, bao gồm: TP. Thủ Đức, Quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh.

Riêng về đề xuất của TP. HCM cần hỗ trợ 500 người phục vụ công tác truy vết, Bộ phận thường trực đã điều động nhân lực của 2 trường là ĐH Y Thái Bình và ĐH Y Hải Phòng vào TP. HCM thực hiện công việc này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, công tác cách ly tại TP. HCM phải phân ra các khu vực gồm:

Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa), các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, bảo đảm theo dõi, giám sát chặt chẽ; toàn bộ thành viên trong nhà, gia đình không được phép đi ra ngoài.

Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa ra khu cách ly tập trung.

Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.

Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.

Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt khi F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thì thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.

Về việc lấy mẫu, đối với khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa), tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19, nhanh chóng đưa các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi cộng đồng. Thực hiện gộp mẫu theo hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng một phòng để xét nghiệm RT-PCR (lấy mẫu gộp chung vào một ống), có thể gộp mẫu 3 hoặc 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

Đối với khu vực nguy cơ cao, tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại hộ gia đình, xét nghiệm mẫu gộp cùng một ống.

Đối với các khu vực khác, cần thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của hộ gia đình.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, TP. HCM cần thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh; các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

Liên quan đến vấn đề điều trị bệnh nhân COVID-19, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, TP. HCM nên phân chia điều trị theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh. Theo đó, với nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng, cần điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19...

Với nhóm người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng, sẽ điều trị tại các bệnh viện. Nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch sẽ điều trị tại 4 cơ sở y tế là: BV Chợ Rẫy, BV Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, BV Nhân dân 115 và BV Nhân dân Gia Định.

Về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ trưởng lưu ý, khi thực hiện tiêm chủng ở các vùng có nguy cơ cao và rất cao, cần tổ chức các điểm tiêm lưu động tại đầu hẻm hoặc nơi phù hợp. Bộ Y tế sẽ điều 30 xe tiêm lưu động, bao gồm bàn tiêm, thùng đựng vaccine có sẵn để hỗ trợ TP. HCM thực hiện công tác tiêm chủng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.