Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.

Tôi quê Hải Dương và phương tiện di chuyển tôi thường dùng để lên Hà Nội là tàu hoả. Có thể nói tàu hoả gắn bó với tất cả những dấu mốc quan trọng trong quãng đời tuổi trẻ của tôi và ga Cẩm Giàng có một vị trí rất đặc biệt.

Bố mẹ tôi cho tôi một chiếc xe đạp Thống Nhất nam, khi học xong lớp 12 thì tự lên Hà Nội học ôn và thi đại học. Trước đó, tôi cũng thỉnh thoảng lên Hà Nội, nhưng toàn được bố đèo. Lần đầu tiên tự lập một mình lên Hà Nội, tôi đạp xe khoảng 15 km đến ga Hải Dương, tôi gửi xe lên tàu và ngồi vào ghế mà vừa thích vừa lo. Thời những năm 1990, tàu đỗ ở nhiều ga, khi đến ga Cẩm Giàng, tôi mới thực sự chú ý đến nhà lưu niệm của nhóm Tự lực văn đoàn (*) (nằm ở phía tay phải theo hướng tàu Hải Dương – Hà Nội). Thời học sinh tôi đọc sách không có chọn lọc, đọc vô tội vạ, đọc nhiều sách không hợp với lứa tuổi, trong đó có các sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn như “Hồn bướm mơ tiên”, “Bướm trắng”... Khi đó tôi chỉ thấy hay thôi, không hiểu tại sao lại bị cấm. Tôi cũng đã học “Hai đứa trẻ” được nhà văn Thạch Lam viết khi ở ngôi nhà cạnh ga xép Cẩm Giàng này. Lúc đó tôi cứ đinh ninh đề thi văn đại học sẽ là “Hai đứa trẻ” (nên sau đó ôn rất kỹ) và quyết tâm sẽ thi đỗ đại học ngay năm đầu tiên.

Lần thi đại học năm đó chẳng trường nào có đề văn về “Hai đứa trẻ” (thời chúng tôi thi đại học là các trường tự ra đề thi riêng), nhưng cũng may tôi đỗ đại học ngay năm đầu tiên. Lúc nhận được giấy báo nhập học của mấy trường, tôi vẫn cùng chiếc xe Thống Nhất đi theo đúng lộ trình của lần đầu tiên tự mình lên Hà Nội, nhưng tự tin hơn hẳn. Tàu cũng dừng lại ở ga Cẩm Giàng, tôi đã luyên thuyên chém gió với cô gái bên cạnh từ Hải Phòng lên nhập học trường Sư phạm về nhóm Tự lực văn đoàn cho đến khi tàu vào ga Hà Nội. Tôi nhớ mãi đôi mắt chớp chớp ngạc nhiên thán phục của cô nữ sinh trường Sư phạm mỗi khi tôi nói những thông tin mà cô chưa biết. Huyên thuyên chém gió hàng tiếng như vậy mà đến khâu quan trọng nhất là hỏi tên và địa chỉ để làm quen thì lại không đủ tự tin. Sau này tôi đi tàu rất nhiều lần, cũng chịu khó ngó nghiêng, nhưng không lần nào gặp lại cô gái ấy nữa.

Khi đã tốt nghiệp đại học rồi đi làm, tôi vẫn thường xuyên đi tàu về quê. Tâm trạng đi tàu có lúc vui, lúc buồn, nhưng cứ mỗi lần tàu dừng ở ga Cẩm Giàng là tôi đều thấy bồi hồi khó tả. Rồi có thời gian tôi đi du học, đi công tác nước ngoài, tôi hay đi tàu siêu tốc qua nhiều thành phố lớn ở châu Âu và hầu như lần nào những câu chuyện xung quanh ga Cẩm Giàng và Tự lực văn đoàn cũng ùa về trong những phút đầu tiên khi tôi yên vị trên những con tàu hiện đại. Thật khó lý giải.

Khi lập gia đình, vợ tôi cũng thích đi tàu, tôi vẫn không bỏ được thói quen thao thao bất tuyệt mỗi khi tầu dừng ở ga Cẩm Giàng về Tự lực văn đoàn như với cô nữ sinh Sư phạm người Hải Phòng thủa nào (sau này câu chuyện của tôi còn được bổ sung nhiều thông tin hơn khi tôi chuyển sang làm báo và đã tìm hiểu thêm về những đóng góp của Tự lực văn đoàn vào đời sống báo chí lúc bấy giờ). Khi chúng tôi có con, cậu con trai cũng đam mê đi tàu và cũng bị ấn tượng về ga Cẩm Giàng, về Tự lực văn đoàn ngay từ khi còn nhỏ xíu qua lời kể của bố từ những lần cả nhà về quê. Năm 10 tuổi (2013), mẹ đi du học một thời gian dài, cậu đề nghị hai bố con không đi tàu nữa mà đi xe máy từ Hà Nội về Hải Dương để có thể ghé qua ga Cẩm Giàng thăm ngôi nhà lưu niệm Tự lực văn đoàn. Lối vào hơi khó, hiện vật có phần sơ sài chưa được chăm sóc, bảo quản chu đáo khiến những gì hai bố con hình dung về bên trong ngôi nhà này đều chưa thấy thoả mãn. Cậu con trai buồn ra mặt và có thể đây cũng là lý do khiến sau này cháu không còn đam mê đi tàu về quê như trước đây nữa.

Mấy năm gần đây chúng tôi dùng phương tiện khác để về quê, nhưng ga xép Cẩm Giàng vẫn để lại trong tôi rất nhiều ký ức trân quý về một thời tuổi trẻ. 
Cầu chúc Cẩm Giàng và toàn tỉnh Hải Dương sớm dập được COVID-19.
 (*) Tự lực văn đoàn là nhóm văn học Việt Nam do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập, hoạt động sôi nổi nhất trong khoảng những năm 1932 - 1939. Tự lực văn đoàn gồm nhiều tác giả nổi bật như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ,... đã có công lớn trong việc hình thành và phát triển văn học lãng mạn Việt Nam, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn...
MỚI - NÓNG
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
SVVN - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo ngành y tế Việt Nam, mang đến những giải pháp đột phá trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh mạn tính. Tại Tọa đàm 'Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế' ngày 6/12, các chuyên gia đầu ngành đã hé lộ những ứng dụng tiên tiến của AI, từ tầm soát ung thư, nội soi tiêu hóa đến điều trị suy tim.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.