Giới trẻ có còn tin rằng bằng đại học là chìa khóa để thành công?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Gần đây, học đại học là một vấn đề được bàn tán sôi nổi trên khắp các nền tảng mạng xã hội và đời sống. Từng là tấm vé thông hành duy nhất để đạt được sự ổn định trong công việc; trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại và năng động, quan điểm của giới trẻ về việc học đại học hiện nay như thế nào?

Bằng đại học, lợi thế cũ và thử thách mới

Không thể phủ nhận việc học đại học vẫn luôn mang đến những giá trị to lớn cho người trẻ. Tại trường đại học, sinh viên không chỉ nhận được nền tảng kiến thức lớn mà còn được rèn luyện nhiều kỹ năng sống và làm việc hiện đại. Môi trường làm việc đội nhóm song hành với cá nhân độc lập, tính tự giác, năng động giúp sinh viên phát triển nhiều khả năng giao tiếp, tự chủ, lập kế hoạch cần thiết cho nhiều ngành nghề tương lai. Bên cạnh đó, bằng đại học cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt là ở những vị trí có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, việc sở hữu một tấm bằng đại học không còn là đủ. Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực bản thân. Nhiều công việc đòi hỏi những kỹ năng thực tế, khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới và khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo. Điều này phụ thuộc vào khả năng học hỏi liên tục, suốt đời mà chỉ riêng việc học đại học không thể đáp ứng đủ được.

Trước những thay đổi này, quan điểm của giới trẻ về tầm quan trọng của bằng đại học cũng trở nên đa dạng hơn. Một số bạn trẻ vẫn tin rằng bằng đại học là con đường ngắn nhất để đạt được sự ổn định và thành công. Họ cho rằng bằng đại học sẽ giúp họ có được một công việc tốt, mức lương cao và một cuộc sống đầy đủ.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giới trẻ lại có những quan điểm khác. Họ cho rằng bằng đại học không phải là thước đo duy nhất để đánh giá khả năng của một người. Nhiều người trẻ thành công trong sự nghiệp nhờ vào những kỹ năng thực tế, kinh nghiệm làm việc và sự đam mê của bản thân. Họ sẵn sàng theo đuổi những con đường khác như khởi nghiệp, học nghề hoặc du học để tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân.

Đặc biệt, gần đây một số người nổi tiếng có phát ngôn gây tranh cãi về việc học đại học. Rapper Negav gây chú ý khi có những lời nhắn gửi đến mẹ trước 25.000 khán giả. Đứng trên sân khấu, anh hào hứng thét lớn: "Khi đứng đây, em muốn nói chuyện với mẹ em. Mẹ ơi, mẹ thấy quyết định cho con nghỉ học đúng chưa?". Phát ngôn này lập tức nhận được sự chú ý và lan truyền rộng rãi và gây tranh cãi khắp các trang mạng xã hội. Sau đó, Negav đã lên tiếng giải thích rằng sở dĩ anh có phát ngôn như vậy là vì đã từng thuyết phục mẹ cho hoãn việc học đại học để theo đuổi đam mê âm nhạc và có được bước thành công với đam mê như hiện tại.

Giới trẻ có còn tin rằng bằng đại học là chìa khóa để thành công? ảnh 1
Negav gây tranh cãi với phát ngôn trong show âm nhạc gần đây.

Vào lúc này, cộng đồng mạng đã tìm lại được những quan điểm khác về học đại học của 2 ca sĩ nổi tiếng là Sơn Tùng MTP và Miu Lê. Nữ ca sĩ Miu Lê từng chia sẻ: “Có ăn có học vẫn hơn, nếu có cơ hội, mình vẫn quay lại học đại học, không phải vì tấm bằng mà vì kiến thức”. Giọng ca “Hãy trao cho anh" từng là thủ khoa Thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM, với số điểm đầu vào 25,5 cũng thường dặn dò em trai, hiện tại là nam ca sĩ MONO: "Cố gắng lên Hoàng, lo học hành đi thì tương lai mới tốt được. Anh đi qua tuổi này rồi, anh biết cái gì xấu cái gì tốt".

Giới trẻ có còn tin rằng bằng đại học là chìa khóa để thành công? ảnh 2
Quan điểm về học đại học của Sơn Tùng MTP và Miu Lê.

Bạn Bùi Ngân, cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Mình cho rằng, học đại học không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn. Việc học lên cao giúp mình có cái nhìn đúng đắn về thế giới và trở nên tự tin. Đây cũng là lý do sau khi hoàn thành chương trình đại học mình tiếp tục học lên Thạc sỹ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền”.

Giới trẻ có còn tin rằng bằng đại học là chìa khóa để thành công? ảnh 3
Bùi Ngân ngày tốt nghiệp cử nhân.

Bạn Nhật Long, sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp cũng cho rằng việc học đại học là một lựa chọn lý tưởng: “Dù ngành học của mình liên quan nhiều đến nghệ thuật và năng khiếu khiếu nhưng vẫn không thể thiếu kiến thức nền tảng tại trường đại học, ngoài ra thời gian 4 năm tại trường là cơ hội để sinh viên khám phá rất nhiều điều mới, gây dựng những mối quan hệ liên quan đến ngành nghề tương lai”.

Giới trẻ có còn tin rằng bằng đại học là chìa khóa để thành công? ảnh 4

Nhật Long cho rằng 4 năm tại đại hịc là cơ hội để sinh viên khám phá rất nhiều điều mới, gây dựng những mối quan hệ liên quan đến ngành nghề tương lai.

Hướng đi nào khác cho bạn trẻ thử sức ngoài trường đại học

Ngoài trường đại học, trường nghề là một lựa chọn khá tốt với ưu điểm tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng thực tế, giúp bạn trẻ nhanh chóng làm chủ công việc và có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thời gian học cũng ngắn hơn việc theo học tại trường đại học giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, các khóa học nghề thường tập trung vào kỹ năng thực hành, do đó kiến thức lý thuyết có thể bị hạn chế từ đó cơ hội thăng tiến có thể bị giới hạn.

Khởi nghiệp cũng là một lựa chọn táo bạo cho bạn trẻ, lúc này, bạn sẽ là người chủ của chính mình, được tự do sáng tạo, quyết định và trải nghiệm rất nhiều điều mới mẻ. Nếu thành công, bạn có thể xây dựng một doanh nghiệp lớn mạnh và tạo ra nhiều việc làm cho người khác. Tuy vậy, khởi nghiệp cần có nguồn vốn và đi kèm với rất nhiều rủi ro, áp lực lớn, bạn trẻ có thể thất bại và mất đi những gì mình đã đầu tư.

Nếu bạn trẻ là người hướng ngoại, muốn du ngoạn khắp nơi thì du học giúp bạn được tiếp xúc với nền văn hóa khác, mở rộng mối quan hệ và nâng cao khả năng giao tiếp. Bằng cấp nước ngoài được nhiều công ty đánh giá cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Song, du học là một lựa chọn rất tốn kém, bao gồm học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và hãy sẵn sàng để đối mặt với nhiều khó khăn khi sống và học tập ở một đất nước khác.

Bốn năm tưởng chừng là khoảng thời gian dài nhưng thật ra lại rất ngắn để hỗ trợ người trẻ vững bước tới thành công; vì nếu bạn không có tài năng hay trí tuệ xuất chúng thì học đại học là một lựa chọn lý tưởng để bạn chiếm lĩnh tri thức và bắt đầu trải nghiệm cuộc sống thật sự. Học tập là một hành trình trọn đời, học ở trường đại học, học ở môi trường làm việc, học từ xã hội, mọi người xung quanh để bản thân luôn tiến bộ mỗi ngày. Đại học không phải là lựa chọn duy nhất để đi đến thành công, nhưng người có tri thức luôn có cơ hội để tỏa sáng ở mọi nơi, mọi việc. Trường đại học là bước đầu tiên của bạn trẻ để học cách sống tự lập, bổ sung kiến thức chuyên ngành và tăng cường các kỹ năng làm việc cần thiết. Việc lựa chọn con đường nào để đi là quyền của mỗi người, quan trọng là bạn trẻ phải tự tin vào bản thân và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình.

MỚI - NÓNG
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
SVVN - Ngày 12/11, Quận Đoàn quận Tân Bình phối hợp với Đoàn Học viện Hàng không Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh 86, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật An ninh mạng và nâng cao kỹ năng An toàn trên không gian mạng, năm 2024.
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Có thể bạn quan tâm

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.