Hai hiệu trưởng đại học nổi tiếng ở TPHCM là ứng viên giáo sư, phó giáo sư

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa TPHCM và Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng là 2 trong số các ứng viên giáo sư năm nay. Một người quê Hà Tĩnh, một người quê Quảng Ngãi.

Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm, PGS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TPHCMlà ứng viên giáo sư.

PGS Mai Thanh Phong, sinh năm 1972, quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp đại học năm 1994 ngành Công nghệ hoá học, chuyên ngành Công nghệ hữu cơ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội); Thạc sĩ năm 1999 ngành Công nghệ môi trường tại Học viện Công nghệ Châu Á - Thái Lan; Tiến sĩ năm 2006 ngành Quá trình và hệ thống hoá học, chuyên ngành Quá trình và Công nghệ hoá học tại Trường Đại học Otto-von-Guericke Magdeburg (CHLB Đức). Ông được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ngành Hoá năm 2013.

Ông Mai Thanh Phong đã trải qua các cương vị như giảng viên khoa Kỹ thuật hoá học; Phó trưởng khoa Kỹ thuật hoá học; Giám đốc trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Đến năm 2014, ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường này và đến năm 2018 làm hiệu trưởng đến nay.

Hướng nghiên cứu của PGS Mai Thanh Phong là kỹ thuật phản ứng hoá học: Động học phản ứng, nhiệt động lực học hoá học và Vật liệu cho quá trình kỹ thuật hoá học: Phân riêng, hấp phụ, xúc tác.

PGS Mai Thanh Phong đã hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 2 cấp bộ, 5 cấp Đại học Quốc gia TPHCM, 3 cấp cơ sở. Đặc biệt ông công bố 145 bài báo khoa học, trong đó có 123 bài trên tạp chí quốc tế uy tín. Ông được cấp 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có 3 sách phục vụ đào tạo và nhận nhiều khen thưởng.

Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 ngành Điện - Điện tử - Tự động hoá, TS Trần Trọng Đạo - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng là ứng viên phó giáo sư.

Hai hiệu trưởng đại học nổi tiếng ở TPHCM là ứng viên giáo sư, phó giáo sư ảnh 1

PGS Mai Thanh Phong (bên phải) và TS Trần Trọng Đạo (bên trái)

TS Trần Trọng Đạo, sinh năm 1981, quê ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp đại học năm 2004 ngành Kỹ thuật cơ khí tự động, chuyên ngành Tin học ứng dụng và điều khiển; Thạc sĩ năm 2006 ngành Kỹ thuật cơ khí tự động, chuyên ngành Điều khiển tự động và Kỹ thuật tin học tại Trường Đại học Kỹ thuật Ostrava (Cộng hoà Séc); Tiến sĩ năm 2009 ngành Hoá và quy trình kỹ thuật, chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật tại Trường Đại học Tomas Bata in Zlín (Cộng hoà Séc).

Ông Trần Trọng Đạo đã trải qua các cương vị như phó trưởng phòng đào tạo, quyền trưởng phòng rồi trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác và sau đại học, Viện trưởng Viện hợp tác - nghiên cứu và đào tạo quốc tế Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Đến năm 2015, ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường này và đến năm 2020 làm phụ trách trường (quản lý và điều hành). Năm 2021 ông giữ quyền hiệu trưởng và đến năm 2022 làm Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Hướng nghiên cứu của TS Trần Trọng Đạo là điều khiển thông minh và điều khiển tối ưu trong các hệ thống kỹ thuật, thuật toán và tính toán tối ưu, truyền động điện, vật liệu kỹ thuật điện - điện tử, năng lượng tái tạo và ứng dụng.

TS Trần Trọng Đạo đã hướng dẫn một nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 3 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, công bố 29 bài báo khoa học, trong đó có 16 bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín. Ông có một sách phục vụ đào tạo và cũng nhận nhiều khen thưởng, trong đó có Huân chương lao động hạng 2 và 3 do Lào trao tặng.

Link bài gốc: Hai hiệu trưởng đại học nổi tiếng ở TPHCM là ứng viên giáo sư, phó giáo sư

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.