Hạnh phúc có giá không?

Hạnh phúc có giá không?
SVVN - Đối với tôi, sách như một món ăn tinh thần và việc đọc sách chính là hưởng thụ nó. Tôi đọc sách ở nhiều mảng và lĩnh vực khác nhau, sách thuộc chuyên ngành của mình, sách về đời sống, thú vui hằng ngày hay hạt giống tâm hồn... dù là văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài, đặc biệt, tôi rất thích truyện ngắn. Một trong số đó là tập truyện ngắn "The Ones Who Walk Away from Omelas" mà bây giờ tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. 

Tác phẩm Những người rời khỏi Omelas là một câu chuyện mạnh mẽ về chủ đề đạo đức học vị lợi dành cho độc giả và về câu hỏi rằng, liệu có thể chấp nhận để một người chịu đau khổ, nếu điều đó mang lại sự tốt đẹp cho nhiều người, hay không?

Không xây dựng cốt truyện, câu chuyện mở ra với sự mô tả về một thành phố bình dị, hạnh phúc sung túc mà sự phồn hoa ấy lại dựa vào cuộc sống đau khổ của một đứa trẻ. Omelas là một thành phố thiên đường, vì đó là nơi chẳng có vua chúa và nô lệ, chẳng có chiến tranh, đói nghèo, bạo lực; nơi hạnh phúc ấy chỉ có tiếng cười, những con đường rực rỡ, phố xá đông vui và những con người hớn hở. Thế nhưng, dưới tầng hầm của một tư dinh khang trang nào đó ở Omelas, có một căn phòng. Căn phòng chỉ có một cửa ra vào, có khóa và không có cửa sổ nào cả. Và ở đó, có một đứa trẻ ngây dại, nhợt nhạt, ốm o và sợ hãi, nó liên tục gào khóc, nó hứa sẽ ngoan ngoãn nếu được thả ra ngoài. Tất cả công dân Omelas đều biết đứa bé đó... họ biết đứa bé luôn luôn ở đó. Thế nhưng, không ai dám làm gì, bởi vì hạnh phúc của cả thành phố thiên đường phụ thuộc vào đứa bé ấy. Tất cả mọi người đều biết hạnh phúc của mình, vẻ đẹp của thành phố, tình bạn thân thiết giữa họ, sức khỏe của con em h,... kể cả vụ mùa bội thu và thời tiết thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào nỗi đau khổ của đứa trẻ. Nhưng nếu đứa trẻ được đưa ra ánh sáng mặt trời, thoát khỏi cảnh tối tăm, được tắm rửa, nuôi dưỡng và an ủi - thì tất cả sự thịnh vượng và vẻ đẹp của Omelas sẽ suy tàn tức khắc. Rồi một ngày kia, những cô cậu bé khi đến tuổi trưởng thành biết đến đứa bé dưới căn hầm, họ quyết định bỏ đi, đi thẳng một mạch như thể họ biết điều gì đang chờ đợi ở phía trước. Những người ấy sẽ không bao giờ trở lại thành phố Omelas...

Vậy hạnh phúc có giá không? Điều gì là quan trọng, hạnh phúc cá nhân hay hạnh phúc của tập thể? Những người rời đi có hạnh phúc không, họ đã nghĩ gì? Có phải họ đang trốn tránh cảm giác tội lỗi khi ở lại không? Dù họ ra đi hay ở lại thì đứa trẻ sẽ vẫn phải chịu đựng đau khổ, vậy tại sao họ ra đi? "Những người rời khỏi Omelas" - ai đang trả giá cho hạnh phúc của ta? Cái nhìn sâu sắc vào tác phẩm của nhà văn gói gọn trong hai chữ "hạnh phúc" được định nghĩa như một sự thỏa mãn và không có khổ đau. Nói một cách ngắn gọn hơn là việc "tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho số đông", lấy lợi ích sau cùng làm mục đích hành động và tối đa hóa hạnh phúc cho số đông. 

Ngay từ đầu, một bài toán đã được đặt ra. Giả thuyết như một hằng số dẫn theo cả câu chuyện buộc người đọc phải giải quyết bài toán rắc rối này bằng "lương tâm". 

Giả thuyết ở đây tôi muốn nói chính là: "Sự xinh đẹp của thành phố này, sự ân cần của tình bằng hữu, hay sự khỏe mạnh của con cái họ, sự thông thái của những nhà học giả, hay sự lành nghề của những người thợ, thậm chí sự bội thu của mùa màng và sự thuận hòa của thời tiết, đều hoàn toàn phụ thuộc vào sự khốn khổ đến rợn người của đứa bé đó". Nhưng rõ ràng: "Họ đều biết nó ở đó, tất cả những người ở Omelas đều biết. Có vài người đến nhìn nó, vài người khác thì đơn giản chỉ là biết nó ở đó. Họ đều biết rằng nó phải ở đó. Có những người hiểu lý do tại sao, có những người không...". Đọc tới đây đủ để khắc họa một xã hội rồi nhỉ! Omelas không hề xinh đẹp. Nó không hề là một thành phố như lời tác giả ở đầu mô tả, chỉ có cái vỏ bọc hào nhoáng vật chất bên ngoài mà thôi. Điều này lại vô tình làm tác phẩm trở nên thực hơn và nội dung về cái xã hội khiếm khuyết như vầy đã không còn quá xa lạ nữa. Không hề có một lí do nào giải thích sự hi sinh của đứa bé nên nó bắt đầu trông như một bài toán bị thiếu giả thuyết không thể giải được, hoặc là một bài toán khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn nữa. Không thứ gì trên đời là miễn phí cả, mọi thứ đều có sự đánh đổi. Sự đánh đổi ở thành Omelas chính là cái quy luật vô lý: Sự bất hạnh của một đứa trẻ đổi lấy sự hạnh phúc của một xã hội. Nếu tác giả đã không nói gì về lí do đứa bé lại là vật được chọn thì tôi kết luận rằng đứa bé không được hưởng cái gọi là công bằng. Có câu "một người vì mọi người" đã làm tôi vô cùng mâu thuẫn nhưng chẳng phải vẫn còn vế "mọi người vì một người" hay sao? Rõ ràng, công bằng là đôi bên cùng hưởng lợi.

Kể cả khi có đứng về phía người dân Omelas, tôi vẫn không thể thoát khỏi sự ích kỷ. "Cho dù nếu đứa trẻ được thả ra, chưa chắc sự tự do sẽ tốt cho nó... Nó đã trở nên quá ngu ngơ để biết được thế nào là niềm vui đích thực. Nó đã sống trong sợ hãi quá lâu để thoát khỏi bóng ma kìm kẹp ấy... Những thói quen nó có đã khiến nó trở nên quá vụng về để có thể tiếp nhận sự đối nhân xử thế...". Dưới góc nhìn của tôi, theo phương diện nào, tôi đều cho rằng đấy chỉ là lời biện minh của sự ích kỷ. Nói thế, chẳng khác nào các người chấp nhận sống trên sự đau khổ, bần cùng của đứa bé. Họ không cứu đứa bé, họ chọn bước đi tiếp, họ chấp nhận sống trên sự đau khổ của nó, rằng họ sẽ tiếp tục xậy dựng một Omelas thịnh vượng. Nhưng suy cho cùng, dù có dằn vặt hay đau khổ thì người chịu khổ lẫn thể xác và tinh thần vẫn là đứa bé bị giam. Sự bần cùng của đứa bé tạo nên cái xã hội xinh đẹp này hay sao? Omelas có vẻ "hạnh phúc" nhưng không hề có thứ hạnh phúc nhạt nhẽo và vô trách nhiệm. Họ sống như chim trong lồng, họ có thể trốn tránh khỏi lồng giam của chiến tranh đói khát nhưng họ lại vô tình giam chính mình vào lồng giam của lương tâm bất lực và tội lỗi. Liệu đứa bé đó có bất tử không? Nó sống được qua bao thế hệ? Nếu nó chết đi thì liệu có đứa bé khác vào thay và vòng lặp này sẽ tiếp tục diễn ra để giữ vững cái "thịnh suy" này có phải không? Hy sinh một đứa con cho hòa bình của tất cả. Những đứa trẻ trở thành vật hiến tế, luôn ở trong tình trạng tồi tệ, bị nhốt và bị lạm dụng. "Tất cả người lớn đã phải học cách chấp nhận sự bất lực khi nhìn những đứa con bé bỏng của mình ngày ngày chìm trong đau thương. Nhưng khi họ già đi, họ chìm đắm vào sự im lặng ân hận, tự ăn mòn tâm can rồi chết đi như lá lìa cành. Lá lìa cành, lá chẳng còn khổ đau! Họ đã không thể can tâm nhìn những đứa trẻ vô tội ngày ngày bị hành hạ ở nơi tận cùng của thành phố. Họ quyết định rời đi, rời khỏi thế giới phàm trần, rời khỏi khổ đau." Cái kết thật - những người trẻ bỏ đi dần, Omelas trở nên hoang lạnh.

Thực tế, những người rời đi, họ cũng vậy, là những con người ích kỷ. Con người ai lại không đòi hỏi những thứ có lợi cho bản thân mình chứ? Họ không chịu đựng được hạnh phúc trên sự bần cùng của người khác, có thể là họ cũng muốn giữ vững một Omelas lí tưởng như hiện tại nhưng họ chọn bỏ đi để thanh thản bản thân. Họ cũng bất lực. Có thể họ đồng ý giải thoát cho đứa bé nhưng họ không thể. Song điều khiến họ bỏ đi không nằm ở cảm giác tội lỗi với đứa trẻ hay sự hạnh phúc giả dối của thành phố mà trong sâu thẳm đó chính là nỗi sợ hãi khó khăn. Rời Omelas là một quyết định giáng xuống từ đạo đức của mỗi con người, là sự lựa chọn những việc làm đúng đắn thay vì những công việc dễ dàng, là sự lựa chọn không thể đảo ngược, cắt đứt bản thân khỏi cộng đồng mãi mãi, một đi không trở lại! Liệu ai muốn mãi mãi là một phần của cái cộng đồng vô lương tâm này - hy sinh máu mủ ruột thịt của bản thân để những kẻ xung quanh được hạnh phúc. Nếu tất cả mọi người cùng rời khỏi Omelas thì đứa trẻ kia sẽ thế nào? Tại sao có người quyết định ở lại? Tác phẩm để lại một dấu chấm hỏi rất lớn trong lòng người đọc về việc có thể sống vui vẻ trên nỗi đau của kẻ khác hay không.

Đọc xong tác phẩm, đọng lại trong tôi chỉ là nỗi day dứt không nguôi về cái thế giới này, nơi cái cách người dân không làm sao chạy trốn được khỏi vùng đất được coi là "thánh địa" ấy. Và việc ngày càng lún sâu vào thế giới đó nó khiến tôi phải suy ngẫm rất rất nhiều, trăn trở và tự hỏi mình. Ngay lúc tôi viết những dòng này tôi muốn cả tôi và các bạn cùng đặt mình vào dòng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: "Nếu là công dân của Omelas, bạn sẽ làm gì? Bạn biết rõ mình sẽ có hai quyết định: Ở lại hay rời đi? "Nếu tôi sống ở Omelas, tôi cũng sẽ rời bỏ nó. Lý do để tôi làm như vậy là tiêu chuẩn đạo đức. Nếu tôi biết rằng, hạnh phúc của tôi và hạnh phúc của những người xung quanh dựa trên sự đau khổ của người khác thì việc ra đi chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất của"lương tâm". Câu chuyện phát triển đưa ra một số câu hỏi sâu sắc, vượt thời gian về bản chất con người, xã hội loài người và mối quan hệ cá nhân với xã hội. Sau khi chứng kiến cảnh khốn khổ của đứa trẻ và sau khi hiểu rằng hạnh phúc cá nhân ở Omelas chỉ xuất phát từ sự đau khổ của mình, một số công dân chọn rời khỏi thành phố. Đó là một lựa chọn đạo đức. Chỉ có sự phẫn nộ về đạo đức làm cho người khác rời đi. Những người tránh xa Omelas từ chối cái ác, và họ từ chối tha thứ cho nó bằng cách ở lại trong một xã hội thúc đẩy nó. Họ từ chối hạnh phúc mua bởi sự đau khổ của người khác. Họ không thể chấp nhận điều kiện của Omelas. Do đó, hạnh phúc là một quyết tâm cá nhân. Một số người lại chọn sống với cái ác mà họ nhìn thấy, ôm lấy nó, hợp lý hóa nó hoặc cố gắng phớt lờ nó. Những người ở lại Omelas nhận thức được sự công bằng khủng khiếp của thực tế và chấp nhận nó, sẵn sàng hy sinh sự khốn khổ của một hoặc một số ít để thỏa mãn số đông. Đó thực sự là mặc cảm tội lỗi trong các bức tường. Hạnh phúc là sự phân biệt đối xử của những gì cần thiết hay sao? Câu chuyện được kết nối với cuộc sống thực không chỉ bằng cách phê phán xã hội hiện đại mà còn gợi ra cách duy nhất để loại bỏ sự khuất phục là "rời bỏ" Omelas hoặc phát minh ra một lối sống thực sự hoàn toàn khác biệt. Omelas chính là ví dụ điển hình về sự thúc đẩy tự do để xây dựng một xã hội hoàn hảo hơn. Vậy liệu người ta có thể hạnh phúc mà không phải trải qua nỗi buồn hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của bạn. Cái giá nào bạn sẵn sàng trả để có cuộc sống lý tưởng? Là hạnh phúc của hàng ngàn người giá trị nhiều hơn sự khốn khổ cùng cực của một người? Cái giá của hạnh phúc, nói cách khác là đau khổ, và không có cái kia thì không thể tồn tại. Không chỉ đau khổ mới mang lại niềm vui mà cả đau khổ và niềm vui luôn luôn đan xen và để đạt được hạnh phúc đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về nỗi đau. Hạnh phúc là một cảm xúc phức tạp và bấp bênh. Khó khăn là điều không thể né tránh. Thay vì chạy trốn tại sao không cùng nhau đối mặt.

Trong cuộc sống chúng ta, chắc hẳn sẽ gặp phải vấn đề giống như những người ở Omelas nhưng chắc chắn một điều rằng, hạnh phúc của chúng ta không thể dựa trên sự bất hạnh của người khác. Cảm ơn Omelas! Cảm ơn vì đã cho tôi biết hương vị nhạt nhòa của cuộc đời có thể sẽ trở nên cay hơn, mặn hơn, ngọt ngào hơn mà cũng lắm vị đắng gian truân. Trưởng thành là cả một quá trình tiếp nhận nỗi đau. Thật khó khăn để rời bỏ những tháng năm thanh xuân đầy tự do và vô tư. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể nào chối bỏ bằng cách chạy trốn. Học cách tiếp nhận nỗi đau, gặm nhấm và nếm trải nó như một thứ gia vị của cuộc đời. Hãy cùng nhau bước đi và cùng san sẻ dù là khó khăn hay hạnh phúc. Chỉ cần biết rằng, hạnh phúc không dựa trên sự phân biệt, sống là hội nhập, bạn không một mình, sẽ có những người bên cạnh bạn nắm lấy đôi tay bạn cùng tiếp nhận nỗi đau ấy. Nếu hạnh phúc thì hãy cùng hạnh phúc, nếu khổ đau thì hãy cùng tìm cách vượt qua. Nếu còn băn khoăn về việc có nên làm hay không, hãy nhắm mắt lại và lắng nghe trái tim mình.

(Trích đăng bài dự thi "Đại sứ Văn hóa đọc 2020")

Mời xem thể lệ chi tiết cuộc thi tại đây.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.