Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hà Thị Diễm (sinh năm 1997) là một cô gái dân tộc Tày được sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn – Bắc Kạn. Với tinh thần hiếu học, cô gái bé nhỏ đã vượt qua những định kiến và can đảm theo đuổi con đường học vấn. Hiện tại, Hà Thị Diễm đang theo học chương trình Thạc sĩ của trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, Liên Bang Nga và đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Vinhomes.
Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 1
Hà Thị Diễm – đang theo học chương trình Thạc sĩ của trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, Liên Bang Nga.

Hành trình đi tìm chữ từ phố huyện nhỏ đến thành phố, thủ đô và Liên Bang Nga

Được sinh ra tại vùng đất còn nhiều khó khăn, gia đình làm nông dân nhưng ba mẹ lại có suy nghĩ hiện đại. Khi Diễm còn bé, ba mẹ đã định hướng cho Diễm việc học là vô cùng quan trọng. Chính từ sự định hướng đó, cô gái dân tộc Tày luôn chăm chỉ học tập, phấn đấu đạt được những thành tích để ba mẹ tự hào. “Mình còn nhớ những ngày học cấp 1, cấp 2 ngoài giờ học trên trường thì mình mang theo sách vở cùng ba mẹ đi ruộng, đi nương để học. Khi học xong, mình lại phụ ba mẹ làm việc đồng áng, chính những ngày tháng tuổi thơ được chứng kiến ba mẹ vất vả đã khiến mình quyết tâm theo đuổi tri thức và viết tiếp ước mơ đến trường với mong muốn giúp gia đình vượt qua khó khăn kinh tế”, Hà Thị Diễm chia sẻ.

Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 2
Nụ cười hiền của một cô gái giàu nghị lực.

Học hết cấp 2, Hà Diễm thi đỗ vào trường THPT Chuyên Bắc Kạn, từ phố huyện Diễm được ra thành phố học và bắt đầu một cuộc sống tự lập. Sau đó, cô gái nhỏ thi đỗ vào khoa Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội và ra thủ đô học tập. Tuy nhiên, biến cố đã ập đến với cô gái chỉ mới vẻn vẹn 18 tuổi, Diễm tâm sự: “Chỉ vừa nhập học được 1 tháng thì mình nhận tin mẹ bị tai biến, mất khả năng vận động và không thể nói được. Với một cô gái vừa bước vào cánh cổng Đại học đó thực sự là một “cơn bão”. Suốt 4 năm mẹ bị bệnh, nhiều đêm mình không thể ngủ được, mình nhớ giọng nói của mẹ mỗi khi gọi điện nhắc nhở mình ăn uống cho đầy đủ, học hành cho nghiêm túc, nhớ những bữa cơm mẹ nấu, ám ảnh bởi tiếng kêu đau của mẹ, đã có lúc mình có cảm giác như rơi vào trạng thái trầm cảm. Lúc mẹ đổ bệnh, nhiều cô bác đã nói mình nên bỏ học để về phụ ba chăm mẹ và lo việc gia đình. Nhưng bằng sự hiểu biết, niềm tin đặt vào đứa con cả sau này sẽ gánh vác việc gia đình mà ba mình chưa bao giờ bắt mình nghỉ học, nhận được sự động viên to lớn của ba mình đã xuống thủ đô tiếp tục con đường học tập”.

Từ biến cố của gia đình, Hà Diễm bắt đầu thay đổi tính cách, góc nhìn về cuộc sống. Ngoài duy trì việc học, cô gái dân tộc Tày tìm đến các hoạt động Đoàn, Hội, câu lạc bộ trong trường để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, cuộc sống dần trở nên ý nghĩa hơn khi Hà Diễm được tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Cô gái nhỏ trở nên tự tin, trau dồi những kỹ năng sống, khai phá được nhiều thế mạnh của bản thân.

Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 3
Tham gia hoạt động Đoàn, Hội khiến Hà Thị Diễm tích cực hơn trong cuộc sống.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Diễm biết đến học bổng của nước Nga qua những người bạn, trong Diễm đã nhen nhóm ngọn lửa đi du học, cô gái trải lòng: “Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng mình vẫn muốn dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, mình muốn đi xa hơn để học hỏi, muốn đi để trải nghiệm và biết về thế giới nhiều hơn. Qua tìm hiểu và được bạn bè đại học tư vấn mình đã xin được học bổng của Chính phủ Nga tài trợ 100% học phí, hỗ trợ nơi ở. Mình bắt đầu sang Nga bằng số tiền mình gom góp trong thời gian đi làm mới ra trường và vay mượn thêm. Trong thời gian sống và học tập ở Nga mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng mình vẫn cố gắng đi làm thêm ở các quán ăn, nhà hàng để có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt và rèn luyện thêm tiếng Nga, khi gia đình gặp khó khăn mình cũng xoay xở để gửi tiền về”.

Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 4
Quyết tâm sang Liên Bang Nga du học để viết tiếp ước mơ.

Khoảng thời gian học tập tại Nga là khoảng thời gian khó khăn nhất với Diễm, khi cô gái nhỏ phải xa gia đình, bạn bè, thậm chí phải đánh đổi cả sức khỏe vì phải vật lộn đi làm thêm để duy trì sinh hoạt. Đến bây giờ, xương khớp của Diễm vẫn thường đau mỏi vì bản thân đã từng phải đứng làm việc nhiều giờ. Nhưng những gì Diễm nhận về là kiến thức, những trải nghiệm quý giá, những mối quan hệ mới, trở thành con người rắn rỏi, độc lập và có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Sống trong môi trường có tổ chức Đoàn ngay tại xứ sở Bạch Dương

Ngoài học tập, đi làm thêm Hà Diễm vẫn cố gắng cân bằng thời gian để tham gia các hoạt động phong trào Đoàn thanh niên và hoạt động Đảng tại Liên Bang Nga. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2022 trên cương vị là Phó Bí thư Đoàn Cơ sở TP Saint Petersburg và Chi ủy viên Chi bộ Lâm Nghiệp – Tổng hợp – Sư phạm, Đảng ủy Đảng bộ TP Saint Petersburg, Diễm đã có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, những diễn đàn giao lưu giữa thanh niên Việt Nam và Liên Bang Nga.

“Mình cảm thấy tự hào vô cùng khi ngọn lửa Đoàn thanh niên Việt Nam vẫn luôn rực cháy tại cố đô của nước Nga – Nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đặt chân khi đến Liên Xô ngày ấy. Được sống và học tập tại đây, được tham gia nhiều hoạt động Đoàn và hòa mình vào không khí của mỗi sự kiện mình càng cảm nhận rõ lớp lớp Đoàn viên, thanh niên Việt Nam học tập tại thành phố Saint Petersburg nói riêng và Liên Bang Nga nói chung vẫn luôn nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt huyết của Đoàn viên, lý tưởng của Đoàn, truyền thống tốt đẹp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Từ khi ở Việt Nam mình đã rất đam mê với hoạt động Đoàn, Hội sinh viên. Thật may mắn khi học tập bên Nga mình vẫn được sống trong một môi trường có tổ chức Đoàn.

Trong bài viết gửi TW Đoàn để biên tập sách “Đoàn trong tôi là” tiến tới Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII mình đã đóng góp bài viết “Đoàn trong tôi là… lý tưởng tuổi trẻ”. Trong hành trình 10 năm mình gắn bó với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, mình đã may mắn được tham gia công tác Đoàn trong và ngoài nước, mỗi nơi đều đem lại cho mình những trải nghiệm, những bài học trong hành trình trưởng thành của bản thân. Đoàn đã cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, trong quá trình công tác mình đã được rèn luyện trở thành con người tự tin, bản lĩnh và đầy hoài bão, khát khao được cống hiến cho Tổ Quốc dù ở bất cứ nơi đâu”.

Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 5
Phó Bí thư Đoàn Cơ sở Saint Petersburg - Ban Cán sự Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Liên Bang Nga nhiệm kỳ 2020 – 2022.

Những thành quả ngọt ngào là kết quả của sự phấn đấu không ngừng nghỉ

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Hà Diễm đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm CLB Luật Gia Trẻ - Đại học Luật Hà Nội; chi ủy viên Chi bộ Lâm Nghiệp – Tổng hợp – Sư phạm, Đảng ủy Đảng bộ thành phố Saint Petersburg, Liên Bang Nga nhiệm kỳ 2020 – 2022; phó Bí thư Đoàn Cơ sở Saint Petersburg - Ban Cán sự Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Liên Bang Nga nhiệm kỳ 2020 – 2022.

Bằng sự năng nổ, những cống hiến của cô gái dân tộc Tày đã được các cấp ghi nhận và được khen tặng những danh hiệu danh giá như: Giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2015 – 2016” của Ban chấp hành Hội sinh viên Đại học Luật Hà Nội; đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt Đại học Luật Hà Nội năm học 2016 – 2017; giấy khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hoạt động của CLB Luật Gia Trẻ nhiệm kỳ 24 năm học 2016 – 2017”; giấy khen đạt giải Khuyến Khích cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2017” của Trường Đại học Luật Hà Nội; giấy khen đạt giải Ba cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018” của Trường Đại học Luật Hà Nội ; giải Nhất cuộc thi “Du học sinh kể chuyện Bác Hồ” do Đoàn Cơ sở TP Xanh - Petecbua tổ chức năm 2020; giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại Liên Bang Nga năm 2021 do Ban Cán sự Đoàn tại Liên Bang Nga trao tặng; giấy khen Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021 do Ban chấp hành Đảng bộ tại Liên Bang Nga trao tặng…

Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 6
Đạt giải Ba cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018” của Trường Đại học Luật Hà Nội
Hành trình đi tìm chữ từ Việt Nam đến Liên Bang Nga của cô gái dân tộc Tày ảnh 7
Tham dự diễn đàn thanh niên Việt – Nga năm 2021.

Nhìn lại hành trình đi tìm chữ đầy gian nan và thử thách, Hà Thị Diễm chia sẻ: “Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi từng nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. Mình hi vọng những bạn có xuất phát điểm và hoàn cảnh khó khăn hãy bình tâm và tìm cho mình một lý tưởng sống để làm kim chỉ nam cho hành trình chinh phục con đường mà bạn đã chọn, chinh phục những ước mơ mà bạn ấp ủ”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.