Mang âm nhạc truyền thống xuống phố

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cuối tuần, Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q. 1) đông và náo nhiệt hơn mọi khi vì có chương trình ‘Mang nhạc cụ dân tộc và nghệ thuật hát bội xuống phố’. Khán giả không chỉ có người dân mà còn có rất đông những người trẻ muốn tìm hiểu thêm về âm nhạc truyền thống. Đợt công diễn ngày 17/11 là sự kết hợp biểu diễn giữa trường ĐH FPT TP. HCM và biểu diễn ảo thuật, xiếc.

Mở đầu chương trình là tiết mục hòa tấu Một vòng Việt Nam. Tiết mục được biểu diễn bởi giảng viên và sinh viên trường ĐH FPT TP. HCM. Đây đều là các sinh viên đang học tập tại các khoa khác nhau của trường, trong đó có cả các ngành như Kỹ thuật phần mềm, Digital Marketing…

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 1

Sân khấu mở đường sách thu hút rất đông khách tham dự.

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 2

Các bạn sinh viên trường ĐH FPT TP. HCM cùng tham gia biểu diễn tại sân khấu Đường sách TP. HCM.

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 3

Có nhiều người trẻ cùng đến để hiểu hơn về âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Các bản hòa tấu là sự kết hợp của 5 loại nhạc cụ: Đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, sáo trúc và đàn tỳ bà. Các sáng tác được trình diễn là sự kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống trên nền nhạc hiện đại, không chỉ là các bài hát Việt mà còn các bài hát nước ngoài. Đó là các tiết mục: Hòa tấu Hành trình trên đất phù sa, Trống cơm, Bắc kim thang, Way Back Home (nhạc Hàn), Made in India (nhạc Ấn Độ) và Giai điệu Việt Nam mình...

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 4

Những tiết mục ảo thuật đan xen làm cho chương trình càng có sự thu hút.

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 5

Điều đặc biệt, các "nghệ sĩ" trình diễn đều là sinh viên đã trải qua 7 tuần học tập bộ môn Âm nhạc dân tộc tại trường. Sau khoảng thời gian học tập, các bạn đã có thể chơi được nhạc cụ và trình diễn cơ bản. Tuy nhiên, các tiết mục đều gây ấn tượng với người xem.

Anh Lê Phước Sang (Q. 1) chia sẻ cảm xúc sau khi xem xong buổi biểu diễn: “Mình cảm thấy rất thú vị. Mình rất mê các loại hình nhạc cụ và âm nhạc dân tộc Việt Nam. Theo mình, đây là một sự kiện rất ý nghĩa. Âm thanh của nhạc cụ dân tộc rất cuốn hút, bắt tai. Mọi người nên biết và hiểu thêm về nó, đặc biệt là với các bạn trẻ ngày nay. Tuy các bạn sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích những xu hướng âm nhạc hiện đại và âm nhạc quốc tế nhưng không nên lãng quên âm nhạc truyền thống Việt Nam”.

Mang âm nhạc truyền thống xuống phố ảnh 6

Sân khấu mở ngoài trời tạo ra sự thú vị cho chương trình.

Đây là lần thứ hai trong tháng 11/2024, chương trình được tổ chức ở Đường sách TP. HCM. So với lần trước, sự kiện lần này đã có sự thay đổi. Lần biểu diễn này có kết hợp trình diễn với ảo thuật và xiếc. Phần ảo thuật và xiếc do nghệ sĩ Trần Dũng và nghệ sĩ Minh Tiến thực hiện. Phần trình diễn này có tính tương tác cao với khán giả. Điều này đã góp phần làm tăng tính hoạt náo cho chương trình. Tiết mục hòa tấu Giai điệu Việt Nam mình đã thay lời kết cho chương trình.

Tuy không phải trường đại học nghệ thuật, nhưng nhạc cụ dân tộc lại là môn học chính khóa của tất cả sinh viên tại trường ĐH FPT tại TP. HCM. Từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ được học bộ môn nhạc cụ dân tộc. Sinh viên có thể lựa chọn các loại nhạc cụ mình yêu thích để theo học: sáo trúc, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, trống.

MỚI - NÓNG
Nguyễn Văn Đức – Hành trình vượt khó của một sinh viên là đảng viên trẻ đầy nghị lực
Nguyễn Văn Đức – Hành trình vượt khó của một sinh viên là đảng viên trẻ đầy nghị lực
SVVN - Nguyễn Văn Đức, sinh viên khoa Y Dược, Trường Đại học Thành Đông, là một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, đam mê học hỏi và nỗ lực cống hiến cho cộng đồng. Không chỉ là Bí thư lớp 1A11_YHCT02 và Đội trưởng Đội Thanh niên Xung kích, Đức còn được biết đến với câu chuyện khởi nghiệp, học tập và đóng góp xã hội đầy cảm hứng.

Có thể bạn quan tâm

VSARS 2024 giúp học sinh nâng cao kỹ năng để trở thành những công dân toàn cầu

VSARS 2024 giúp học sinh nâng cao kỹ năng để trở thành những công dân toàn cầu

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, trưởng BTC cuộc thi cho biết, cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững” là chủ đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc hướng đến sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu kép vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa bảo vệ môi trường nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.