Mang con chữ đến vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tiếp nối thành công của ba mùa chiến dịch trước, năm nay, Chiến dịch DOP 2022 chọn tổ chức tại thôn Bãi Trâu 3 (tỉnh Đắk Nông), nhằm mang lại một mùa Hè ý nghĩa cho các em nhỏ tại đây.

Những “thầy cô” ươm mầm ước mơ

Năm nay, chiến dịch thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ thuộc địa bàn TP. HCM và các tỉnh, thành phố lân cận. Với gần 400 đơn đăng ký, Ban chỉ huy chiến dịch đã chọn ra 15 tình nguyện viên phù hợp để cùng dạy học và cùng chơi với các em nhỏ xuyên suốt gần một tháng tại địa bàn diễn ra chiến dịch.

Trong điều kiện đi lại khó khăn, hầu như không có sóng điện thoại và Internet, chiến dịch năm nay đã mang lại nhiều hoạt động bổ ích cho các em nhỏ. Theo đó, các tình nguyện viên thay nhau dạy các môn về kỹ năng sống và hướng nghiệp cho các em lớp Thiên thần (6-11 tuổi), Ước mơ (12-14 tuổi) và Hy vọng (15-17 tuổi). Bên cạnh đó, các tiết khoa học thường thức cũng được tổ chức song song 3 buổi trên tuần để các em hiểu hơn về các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.

Mang con chữ đến vùng cao ảnh 1

Một hoạt động ngoài trời dành cho các em lớp Ước mơ.

Ngoài ra, các tình nguyện viên còn chiếu những thước phim ý nghĩa nhằm truyền tải nhiều bài học và thông điệp đến các em. Mỗi cuối tuần, các em sẽ được tham gia các ngày hội tích hợp kiến thức như Ngày hội thể thao, Ngày hội môi trường...

Em Giàng A Quáng (học sinh lớp 10) cho biết: “Điều khiến em cảm thấy ấn tượng là các thầy cô rất kiên nhẫn. Tuy đường xá xa xôi, thầy cô vẫn nỗ lực đến bản và dạy cho chúng em những kiến thức mới mẻ. Nhờ chiến dịch Hè này và những chia sẻ của thầy cô, em đã tìm ra được định hướng nghề nghiệp cho mình”.

Mang con chữ đến vùng cao ảnh 2

Thông qua những thước phim, các “thầy cô trẻ tuổi” luôn gửi gắm đến các em nhỏ những thông điệp sống có ích.

Vượt lên trên gian khó

Tuy nhiên, để có được một mùa Hè đầy ý nghĩa ấy, Ban Tổ chức và các tình nguyện viên cũng đã gặp không ít khó khăn. Quá trình di chuyển vào bản, các tình nguyện viên phải đi bộ gần 3 tiếng trên những đồi dốc, lầy lội và trơn trượt do mưa. Một số tình nguyện viên còn phải về TP. HCM và lên lại địa bàn nhiều lần do trùng lịch thi ở trường.

Mang con chữ đến vùng cao ảnh 3

Diễn ra vào mùa mưa, đường xá sình lầy khiến việc di chuyển của tình nguyện viên gặp nhiều khó khăn.

“Hôm vào lại bản, trời tối và mưa, mình bị ngã liên tục. Do phải mang theo đồ nặng nên có đoạn, mình đã bị trượt một chân xuống vực. Lúc đó, mình gần như bất lực, khóc luôn tại chỗ vì không đứng lên được. May sao có hai người dân vô tình đi ngang giúp mình. Nghe mình là cô giáo lên dạy học, họ không ngần ngại cho mình đôi ủng mới mua để mang vào cho đỡ té. Giờ nghĩ lại, mình thấy mình liều ghê. Nhưng đó là một trải nghiệm đáng nhớ của mình”, Nguyễn Bảo Khanh tâm sự.

Mang con chữ đến vùng cao ảnh 4

Bữa cơm đạm bạc của các tình nguyện viên.

Trải qua gần nửa năm chuẩn bị nhân lực và vật lực, Chiến dịch DOP 2022 không chỉ mở ra cho các em nhỏ một thế giới quan mới, mà còn tạo ra những hoạt động khăng khít với người dân bản, nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc nói chung và người Kinh với người H’mông nói riêng. Nhiều người dân không biết nói tiếng Kinh đã chủ động giao tiếp với các bạn hơn thông qua ánh mắt, cử chỉ...

Anh Thái Vũ Hoà (Ban chỉ huy Chiến dịch DOP 2022) chia sẻ: “Người dân ở đây rất mến khách và giúp đỡ tụi mình rất nhiều. Họ vừa cho tụi mình tá túc, vừa giúp vận chuyển giáo cụ và quà bánh vào bản. Điều mình rất ấn tượng là lúc nào gặp mình, họ cũng đều nở một nụ cười chào đón”.

Trên tinh thần không ngại gian khó, các tình nguyện viên đã hoàn thành cơ bản mục tiêu mang con chữ đến vùng cao trong suốt tháng hè vừa qua. Tuy nhiên, hiệu quả của chiến dịch vẫn sẽ được kiểm tra thông qua 2 cuộc đánh giá tác động trong tháng Chín năm nay và năm sau.

Chiến dịch DOP 2022 được thực hiện bởi Tổ chức giáo dục và phát triển Cộng đồng DOP. Thông qua chiến dịch, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được dạy học và tham gia các hoạt động bổ ích tại nơi sinh sống của người H’mông ở vùng sâu, vùng xa. Thêm vào đó, chiến dịch còn là cơ sở mở ra dự án Hành trình nuôi chữ, giúp các em học sinh tiềm năng thuộc độ tuổi từ 12 đến 18 được hỗ trợ đến trường một cách hiệu quả và bền vững.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.