Nam sinh trường Luật chia sẻ bí quyết chinh chiến tại các cuộc thi 'Phiên toà giả định'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trần Ngọc Hoàng Quân (22 tuổi), sinh viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Cậu bạn sở hữu một bảng thành tích đáng nể tại các cuộc thi Phiên tòa giả định (Moot).

Thành tích đáng tự hào

Hoàng Quân hiện là sinh viên lớp Chất lượng cao Quản trị Luật K42, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài học tập, tham gia hoạt động Đoàn - Hội, cậu còn đam mê nghiên cứu khoa học, tìm hiểu và phân tích các vấn đề pháp lý, viết báo và đọc sách.

Thế mạnh của Quân là nghiên cứu và phân tích vấn đề, điều này khá tương đồng với các sở thích của cậu.

Trước đây, khi thấy các bạn tham gia thi Moot, Quân cũng quan tâm theo dõi nhưng chưa thật sự tìm hiểu kỹ. Chỉ sau khi một bạn cùng lớp đạt giải Quán quân một cuộc thi Moot, Quân mới bắt đầu thấy hứng thú và dần tìm hiểu thêm về Moot. Từ đó, cậu có cơ hội tham gia và làm việc chung với nhiều đồng đội khác nhau qua các cuộc thi như Moot Tryout 2020, IHL Moot 2020, FDI Moot 2021.

Nam sinh trường Luật chia sẻ bí quyết chinh chiến tại các cuộc thi 'Phiên toà giả định' ảnh 1

Với Quân, khoảng thời gian cậu cùng bạn bè gặp gỡ mỗi cuối tuần để cùng nhau ôn bài, cùng nhau chia sẻ kiến thức nghiên cứu về các cuộc thi luôn vui vẻ và đáng nhớ. Khi tham gia vào bất cứ cuộc thi nào, Quân và đồng đội đều đặt ra mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu, từ đó cả đội sẽ cùng nhau cố gắng, nỗ lực và hy sinh thời gian, công sức để hoàn thành mục tiêu chung.

Khi được hỏi về người truyền cảm hứng, cậu nói đó là một người bạn cùng lớp đã nhiều lần đạt giải Cá nhân hùng biện xuất sắc nhất tại các cuộc thi Moot – Quách Thanh Vịnh An. Nhờ có An, Quân mới có thể biết tới Moot một cách sâu sắc hơn, học hỏi thêm nhiều kỹ năng tìm tài liệu và phân tích vấn đề.

Cậu mong muốn được làm việc cho các công ty luật để trải nghiệm và trau dồi các kỹ năng cần thiết cho một Luật sư tương lai. Ngoài ra, cậu cũng có mong muốn đi du học để nghiên cứu thêm về các lĩnh vực pháp luật yêu thích.

Kinh nghiệm tham gia các cuộc thi Moot ​​

Theo chia sẻ từ Quân, các cuộc thi Moot trải qua hai vòng thi là Vòng Memo (viết bài biện hộ) và Vòng Oral (trình bày và trả lời chất vấn trước Tòa hoặc Trọng tài).

Ở mỗi vòng sẽ có quy chuẩn khác nhau và những điểm lưu ý riêng. Vòng Memo tập trung vào lập luận bằng câu chữ, hình thức trình bày, cơ sở lý luận,... trong khi Vòng Oral lại thiên về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Nam sinh trường Luật chia sẻ bí quyết chinh chiến tại các cuộc thi 'Phiên toà giả định' ảnh 2

Khi tham gia thi Moot, hai giai đoạn khá quan trọng chính là tập hợp đồng đội và phân công, kiểm soát công việc.

Về việc thành lập đội thi, Quân cho biết cậu thường tìm những bạn đã có khoảng thời gian làm việc, học tập trước đó (bạn cùng lớp, người quen,...) hoặc những bạn có các thế mạnh phù hợp với cuộc thi.

Về việc phân công và kiểm soát công việc, đội của Quân thường chia đều các vấn đề pháp lý cần phải nghiên cứu cho từng người. Mỗi tuần, đội sẽ họp 1-2 lần/tuần để chia sẻ với nhau các kiến thức đã nghiên cứu được. Cậu cho rằng đây là điều quan trọng quyết định đến sự thành công.

Nam sinh trường Luật chia sẻ bí quyết chinh chiến tại các cuộc thi 'Phiên toà giả định' ảnh 3

Theo Quân, do mỗi người đều có quan điểm và ý kiến riêng, nên những lúc họp đội cũng không tránh khỏi việc tranh cãi. Cậu nghĩ đây là khó khăn chung của nhiều nhóm thi, bởi ‘9 người 10 ý’. Cậu cũng gợi ý khi làm việc tập thể thì chúng ta cần tôn trọng ý kiến của nhau, hướng về lợi ích đa số và dung hòa quan điểm các bên.

“Những chủ đề mà các cuộc thi Moot đưa ra đòi hỏi kiến thức pháp luật rất sâu và rộng. Mỗi cuộc thi cũng đề ra những tiêu chí về đối tượng tham gia ngay từ đầu nên các bạn sinh viên các ngành khác nếu muốn thử sức thì mình nghĩ nên đọc kỹ quy định của từng cuộc thi để xem có phù hợp không.” – cậu cho biết.

Sau khi tham gia nhiều cuộc thi Moot, Quân nhận thấy mình học được nhiều nhất là hai kỹ năng:

Kỹ năng tư duy phản biện: Với mỗi vấn đề đặt ra, đều phải nhìn dưới khía cạnh của luật sư Nguyên đơn và luật sư Bị đơn. Điều này giúp cậu có thể nhìn các vấn đề trong cuộc sống với nhiều góc độ khác nhau, không quá phiến diện hay thiên kiến.

Kỹ năng trình bày: Trình bày ở đây là cả về việc viết lẫn nói. Khi tham gia Moot, cậu học được cách nói thẳng vào trọng tâm vấn đề và hệ thống hóa nội dung trình bày.

Nam sinh trường Luật chia sẻ bí quyết chinh chiến tại các cuộc thi 'Phiên toà giả định' ảnh 4
Hoàng Quân cùng đồng đội giành Quán quân FDI Moot 2021.

Quân cũng chia sẻ rằng: “Mình được biết một số trường đại học trên thế giới hiện nay còn đặt tiêu chí tốt nghiệp cho sinh viên Luật là phải từng tham gia tối thiểu một cuộc thi Moot. Vậy nên, các bạn sinh viên đừng ngần ngại mà hãy trải nghiệm ngay lập tức các giá trị mà hoạt động Moot đem lại.”

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Lột xác từ chiếc kén của chính mình

Lột xác từ chiếc kén của chính mình

SVVN - Nguyễn Đức Lộc là sinh viên năm hai ngành Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại Giao. Khi học THPT, Lộc đã bén duyên với hoạt động truyền thông: quản lý fanpage của trường, trưởng ban truyền thông trong đợt tuyển sinh lớp 10. Lộc luôn biết ơn những kiến thức được học tại Học viện giúp anh có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế Việt Nam và các kỹ năng mềm như quản lý tài chính, tiếp thị, quản trị doanh nghiệp,... Đây là nền tảng quan trọng để hiểu rõ về quy trình kinh doanh, quản lý dự án truyền thông.
 Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

SVVN - Đào Đăng Minh (sinh năm 2003) quê Quảng Ninh, hiện là sinh viên năm 2 – ngành Y Đa khoa Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Gia đình có nhiều người làm trong ngành Y, bởi vậy Đăng Minh ngưỡng mộ hình ảnh Bác sĩ cùng với giá trị sự cống hiến lớn lao của ngành Y tế cho cộng đồng và xã hội. Được sự ủng hộ từ gia đình, Đăng Minh đã chuẩn bị hành trang chinh phục ước mơ với mong muốn được góp sức nhỏ bé để chăm sóc sức khỏe cho mọi người và sống làm người có ích cho xã hội.
Hãy trở thành sinh viên giỏi từ kiến thức tới kỹ năng để đi thật xa trên mọi chặng đường

Hãy trở thành sinh viên giỏi từ kiến thức tới kỹ năng để đi thật xa trên mọi chặng đường

SVVN - Nguyễn Chí Thành (sinh năm 2001) là sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải, chuyên ngành Quản trị Logistics. Theo Thành mỗi trải nghiệm đều là một hành trình cho bản thân nhiều điều mới mẻ, dù có vấp ngã hay thành công thì đều góp phần tạo nên cuộc sống muôn màu. Mặc dù là một sinh viên kỹ thuật nhưng Thành có đam mê sâu sắc với lĩnh vực diễn thuyết, hùng biện – một kỹ năng tưởng chừng quá xa lạ với các bạn sinh viên kỹ thuật khô khan.
Cô MC trường báo: Luôn phải sống tử tế và sẵn sàng làm việc

Cô MC trường báo: Luôn phải sống tử tế và sẵn sàng làm việc

SVVN - Lê Bảo Ngân (sinh năm 2001), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô nàng chính là một trong hai thủ khoa đầu vào khối R16 Báo truyền hình năm 2019 với số điểm 26,27. Với niềm đam mê cây mic, Ngân đang thử sức với rất nhiều công việc khác nhau để trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân.
Nữ sinh trường Báo chia sẻ: 'Chăm chỉ và nỗ lực không ngừng là điểm mấu chốt để đạt được thành công'

Nữ sinh trường Báo chia sẻ: 'Chăm chỉ và nỗ lực không ngừng là điểm mấu chốt để đạt được thành công'

SVVN - Hà Thục Khánh Huyền (21 tuổi, quê Quảng Ninh) đang theo học tại ngành Quảng cáo, Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Ngoài học tập trên lớp, Huyền còn có đam mê với ngành truyền thông marketing, cụ thể cô nàng đang là một content creator và đạt nhiều thành tựu.
Hành trình từ cậu sinh viên miền núi trở thành MC, người mẫu ảnh, KOL đa tài

Hành trình từ cậu sinh viên miền núi trở thành MC, người mẫu ảnh, KOL đa tài

SVVN - Lê Minh Trực (sinh năm 2003) đang là sinh viên chuyên ngành Kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Với niềm đam mê từ nhỏ, trải qua nhiều khó khăn, từ một cậu sinh viên miền núi, Minh Trực đã và đang chinh phục ước mơ, trở thành MC, KOL, người mẫu ảnh cho nhiều chương trình, thương hiệu.