Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL

0:00 / 0:00
0:00
Trước xu thế cạnh tranh của việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay, người dạy cần ra sức đổi mới phương pháp truyền đạt kiến thức và nâng cao kỹ năng, uy tín thông qua Bằng Thạc sĩ Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Ngày 29/11 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định Tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Sự thay đổi này gây ra nhiều tranh cãi và được dự đoán sẽ có thể tác động đến xu hướng học tiếng Anh hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng quyết định này sẽ khiến nhiều học sinh giảm mong muốn, sự đầu tư cho việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng.

Giữa bối cảnh “nhà nhà học tiếng Anh” nhưng cũng “nườm nượp người dạy”, việc sở hữu chứng chỉ phương pháp giảng dạy uy tín sẽ giúp các giáo viên, giảng viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp và nâng cao thu nhập. Việc học TESOL - chứng chỉ phương pháp giảng dạy tiếng Anh ngày càng được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra (HANU-UC MTESOL & FLT) là một trong những chương trình chuẩn quốc tế hàng đầu về lĩnh vực này.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL ảnh 1

Chương trình MTESOL giúp học viên du học thạc sĩ ngay tại Việt Nam.

Chương trình liên kết MTESOL giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra (Úc) bắt đầu được ký kết triển khai vào năm 2018, vừa bước sang năm thứ 5. Đại học Canberra có chất lượng đào tạo thạc sĩ lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh tốt hàng đầu ở Úc, nổi tiếng trong việc xây dựng chương trình học mang tính ứng dụng và linh hoạt. Chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo của khóa thạc sĩ liên kết TESOL tại Trường Đại học Hà Nội đều do đội ngũ Đại học Canberra trực tiếp quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điểm nổi bật của chương trình MTESOL là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Người học không chỉ được trang bị kiến thức về ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mà còn có các cơ hội thực hành đứng lớp, thực hiện nghiên cứu. Cụ thể, ngoài các môn học ở giai đoạn 1 được giảng dạy bởi trường Đại học Hà Nội, có 8 môn học ở giai đoạn 2 của chương trình được kết hợp dạy bởi giảng viên Đại học Canberra. Học viên tự thiết kế bài giảng, giảng thử tại lớp; sau đó thực hành giảng dạy với người học là sinh viên các lớp đại học tại trường Đại học Hà Nội. Trong quá trình đó, giảng viên sẽ giám sát và đưa ra nhận xét, giúp các bạn nhìn ra điểm yếu và cải thiện phương pháp giảng dạy.

Với tính ứng dụng cao, chương trình MTESOL giúp học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về giảng dạy ngôn ngữ liên quan tới nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn hóa và xã hội. Mục tiêu của chương trình là tạo cơ hội cho học viên Việt Nam được học chương trình nước ngoài ngay tại Việt Nam dưới sự giảng dạy của các giảng viên có chuyên môn cao của cả hai trường. Do đó, chương trình MTESOL hướng tới phục vụ đa dạng đối tượng học viên, bao gồm cả những người chưa có kinh nghiệm và những cá nhân đã có kinh nghiệm trong giảng dạy ngôn ngữ.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL ảnh 2

Học viên tại lễ vinh danh tân thạc sĩ khóa 5,6 của chương trình MTESOL.

TS. Nguyễn Hồng Giang, Phó giám đốc chương trình MTESOL của Trường Đại học Hà Nội chia sẻ: “Với chương trình MTESOL, chúng tôi đặt ra quan điểm rằng, đào tạo phương pháp giảng dạy tiếng Anh không chỉ là một quá trình truyền đạt kiến thức mà còn là hành trình tương tác và học hỏi chung. Đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực giảng dạy, chúng tôi tin rằng sau khi hoàn thành chương trình, họ sẽ trở nên chín chắn và tự tin hơn trong sự nghiệp. Bên cạnh tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành ngôn ngữ hay sư phạm ngoại ngữ, chương trình MTESOL còn trao cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác. Các bạn có thể vừa tích lũy kiến thức chuyên ngành, vừa được trang bị các kiến thức, kỹ năng về ngôn ngữ, giảng dạy ngoại ngữ khi tham gia vào thị trường lao động”.

Trải qua 5 năm triển khai, chương trình MTESOL liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra đã có hơn 500 học viên theo học - trong đó có 183 người tốt nghiệp giai đoạn 2. Số lượng sinh viên của chương trình tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm có 90 học viên.

“Theo khảo sát mới đây của chương trình, 100% sinh viên tốt nghiệp chương trình đều có công việc ổn định. Có những bạn mở trung tâm tiếng Anh riêng hoặc tham gia giảng dạy trong hệ thống trường học các cấp, một số bạn làm giảng viên chương trình liên kết ở các trường như Greenwich, FPT, Swinburne, RMIT”, TS. Nguyễn Hồng Giang, Phó giám đốc chương trình MTESOL cho biết thêm.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL ảnh 3

Lễ gia hạn thỏa thuận hợp tác chương trình MTESOL và vinh danh tân thạc sĩ khóa 5, 6.

Ngày 06/12/2023, Trường Đại học Hà Nội và Đại học Canberra đã tổ chức Lễ gia hạn thỏa thuận hợp tác Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh và tiếng nước ngoài (HANU-UC MTESOL & FLT) và Lễ vinh danh các tân thạc sĩ Chương trình liên kết HANU-UC MTESOL & FLT khóa 5 và khóa 6.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội bày tỏ: "Chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học Canberra và Trường Đại học Hà Nội là chương trình quốc tế chất lượng cao được phê duyệt từ năm 2018. Chương trình đã mang đến cho sinh viên những động lực vững chắc cũng như chuẩn bị cho học viên tốt nghiệp với lý thuyết chuyên sâu về giảng dạy tiếng Anh. Đây là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giảng dạy ngoại ngữ của các học viên sau này”.

Là 1 trong 75 tân thạc sĩ được vinh danh tại buổi lễ, chị Vũ Quỳnh Trúc, giảng viên khoa Tiếng Anh Trường Đại học Phenikaa, học viên khóa UC5 Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành cho biết: “Chương trình MTESOL là một nền tảng vững chắc, giúp nhiều giảng viên, giáo viên dễ dàng đạt được ước mơ công tác tại các trường học uy tín của mình”.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy tiếng Anh với bằng MTESOL ảnh 4

Chị Vũ Quỳnh Trúc quyết định theo học chương trình MTESOL chỉ sau vài tháng tốt nghiệp cử nhân Học viện Ngoại giao. Được biết, khoá tiếp theo của MTESOL sẽ được tuyển sinh trong tháng 12/2023 này và dự kiến khai giảng vào đầu năm 2024.

MỚI - NÓNG
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025
SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

SVVN - Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vừa vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Với đam mê Toán học từ nhỏ và sự ủng hộ của gia đình, Dung đã chọn thử thách bản thân tại lớp chuyên Toán của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Việc đỗ vào trường là cột mốc giúp cô can đảm rời Nghệ An, vượt 350 km ra Hà Nội sống tự lập và theo đuổi ước mơ chinh phục lĩnh vực công nghệ – nơi vẫn còn nhiều thách thức với nữ giới.
Trần Minh Hiếu – Hành trình chinh phục danh hiệu thủ khoa ngành Kế toán Tổng hợp

Trần Minh Hiếu – Hành trình chinh phục danh hiệu thủ khoa ngành Kế toán Tổng hợp

SVVN - Trần Minh Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa ngành Kế toán Tổng hợp, khoa Đào tạo Quốc tế, trường ĐH Giao thông Vận tải) đã có một hành trình đáng nể từ khi còn là học sinh THCS, nhờ tình yêu đặc biệt với các con số và tinh thần nỗ lực vượt qua mọi thử thách. Không chỉ là một sinh viên giỏi, Hiếu còn nổi bật với nhiều hoạt động ngoại khóa và danh hiệu cao quý.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh: Giới trẻ cởi mở hơn về giới tính nhưng vẫn thiếu hụt kiến thức cơ bản

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh: Giới trẻ cởi mở hơn về giới tính nhưng vẫn thiếu hụt kiến thức cơ bản

SVVN - Tiếp nối tuyến bài chào tân sinh viên, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong xin giới thiệu phần chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp tân sinh viên cân bằng giữa học tập, tình cảm và nâng cao nhận thức về vấn đề giới và sức khỏe sinh sản.
 Sinh viên háo hức chờ khám phá lịch sử với công nghệ tương tác hiện đại

Sinh viên háo hức chờ khám phá lịch sử với công nghệ tương tác hiện đại

SVVN - Sinh viên đam mê khám phá lịch sử đang háo hức chờ đón ngày Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa. Với hàng nghìn hiện vật quý giá và ứng dụng công nghệ tương tác hiện đại như sa bàn 3D, màn hình cảm ứng và mã QR, bảo tàng không chỉ mang lại trải nghiệm học tập sống động mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận sâu sắc hơn với lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và học hỏi.
Bộ Công an xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng

Bộ Công an xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Công an thông báo xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng khối ngành công an trong năm 2024. Đối tượng là các thí sinh đã dự tuyển vào công an nhưng chưa trúng tuyển hoặc chưa nhập học vào các trường ngoài ngành. Thí sinh có thể đăng ký tối đa ba nguyện vọng, với thời hạn nộp hồ sơ đến ngày 23/10. Kết quả xét tuyển sẽ được công bố sau 10 ngày.