Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội

SVVN - Vừa nhâm nhi bánh mì vừa khám phá những mảnh ký ức của Hà Nội đang được lòng giới trẻ thủ đô trong những ngày chớm Hạ.
Bánh mì là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết được chiếc bánh mì có vị Hà Nội sẽ như thế nào? Là người con của Thủ đô, có tình yêu đặc biệt với những thức quà đường phố nên anh Việt Nguyễn, chủ thương hiệu của chuỗi cửa hàng cafe Lela nổi tiếng, đã giới thiệu đến mọi người món bánh mì mang đậm chất Hà Nội.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 1 Anh Việt Nguyễn, chủ chuỗi cửa hàng cafe Lê La với khát vọng mang những chiếc bánh mì đậm vị Hà Nội xưa đến với thực khách. 
"Thuở bé, nhà tôi cách chợ một con phố nhỏ. Trên phố đó có tới hai lò bánh mì. Mỗi lần đi qua con phố đó để đi chợ, hình ảnh những thợ bánh đưa cái xẻng nhôm vào trong chiếc lò gạch để đẩy khay bánh ra, mùi bánh mới tỏa ra thơm phức cứ cuốn hút tôi mãi. Thực lòng mà nói, tuổi thơ tôi gần như gắn với phố bánh mì đó và tôi không bao giờ quên được hương thơm của men bánh khi bánh mới ra lò. Cho đến những năm sau này, khi bước vào nghề F&B, tôi càng có thời gian để chiêm nghiệm lại những hương vị cũ kỹ đó. Bây giờ, bánh mì không còn ngon như thuở trước, vì các lò bánh chủ yếu dùng công thức công nghiệp, men khô để nở đều. Chiếc bánh mì chúng ta ăn hàng ngày có vẻ rất giòn nhưng cơ bản bị khô, rỗng ruột, chẳng còn nhiều hương vị men tươi thơm lừng của ngày xưa nữa", anh Việt Nguyễn chia sẻ.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 2 Anh Việt Nguyễn tâm sự: "Tôi không muốn chiếc bánh mì ngon chỉ còn là ký ức đẹp nữa. Sự tiếc nuối đó thôi thúc mong muốn tái hiện lại chiếc bánh mì của ký ức. Mở một quán bánh mì để làm những chiếc bánh mì xưa cũ vừa là cho bản thân tôi được ăn món ngon mỗi ngày, vừa là để chia sẻ ký ức đẹp đó với tất cả mọi người". 
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 3 Những chiếc bánh mì được làm rất đặc biệt với những công thức bí truyền, được chính anh Việt Nguyễn mày mò và khám phá từ những nghệ nhân bánh mì. Chính vì thế, bánh mì vừa đưa hương vị quen mà lạ khiến cho người thưởng thức có những trải nghiệm thú vị với món ăn này.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 4 Không chỉ chăm chút vào nhân bánh, anh Việt Nguyễn còn rất quan tâm đến thành phần chính của món ăn này chính là bánh mì. Bánh mì ngon là phải cân bằng được giữa hương vị và kết cấu. Chiếc bánh mì nóng hổi, giòn tan hòa quyện trong vị thịt, pate béo ngậy hay vị chua thanh của dưa góp tạo nên một bữa ăn không chỉ ngon mà còn thú vị cho người dùng.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 5 Giữa nhịp sống hối hả, mọi người dường như có những phút giây lắng đọng cùng hình ảnh giản dị và quen thuộc của góc quán lạ. Anh Việt Nguyễn cho biết rằng, mỗi ngày anh bán được từ 300-400 chiếc bánh. Chủ yếu là những chiếc bánh nhân truyền thống. Bên cạnh đó, anh cũng sáng tạo thêm những nhân bánh mới nhằm kích thích vị giác của thực khách.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 6 Vừa nhâm nhi chiếc bánh mì, thực khách vừa được khám phá những mảnh ký ức của Hà Nội qua giọng kể hóm hỉnh của ông chủ quán. Đặc biệt, kiến trúc của quán bánh mì Lê La cũng thu hút được sực chú ý của thực khách với những khoảng gạch xếp mô phỏng lò gạch, nơi những chiếc bánh mì được xuất xưởng.
Người tô màu ký ức cho những chiếc bánh mì giữa lòng Hà Nội ảnh 7 Với những ai thích một không gian tĩnh lặng để tranh thủ làm việc cũng có thể tìm cho mình những góc ngồi tiện ích như thế này.

Có nhiều cơ hội làm những công việc tốt hơn, nhưng anh Việt Nguyễn vẫn luôn gắn bó với chiếc bánh mì như cách anh chắt chiu từng cốc cafe ngon cho thực khách. Anh chia sẻ: "Tôi có nhiều cơ hội nhìn thấy sự thay đổi của thị trường thực phẩm và đồ uống, chính vì thế cũng nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của đa số mọi người. Tôi sẽ biết cách để điều chỉnh các sản phẩm của Lê La phù hợp với xu hướng này. Tất nhiên, tôi sẽ chỉ thay đổi đủ để mọi người tiếp cận được gần hơn với những gì Lê La có thôi. Mục tiêu kiên định của tôi là tôi muốn duy trì được tinh thần ký ức vị giác của Hà Nội cũ trong từng sản phẩm của mình. Tôi kiên định với điều này".

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.