Nhiều trường đại học tăng học phí, sinh viên tính phương án làm thêm, vay vốn

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sau khoảng thời gian hai năm giữ mức học phí ổn định do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 kéo dài, nhiều trường đại học đã có thông báo tăng học phí thêm 10 - 20%, thậm chí còn tăng nhiều hơn 20% cho năm học 2023 - 2024.

Nhiều trường tăng học phí năm học 2023 - 2024

Trường ĐH FPT tăng học phí chính khóa lên 28,7 triệu đồng/học kỳ, tương đương cả năm 57,4 triệu đồng/năm học. Trong khi đó, năm 2020 và 2021, sinh viên đóng 25,3 triệu đồng/học kỳ; năm học 2022 và 2023, học phí là 27,3 triệu đồng/học kỳ.

Tại khu vực phía Nam, các trường ĐH Kinh tế TP. HCM, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), trường ĐH Công nghệ TP. HCM, khoa Y (ĐHQG TP. HCM), trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cũng có thông báo áp dụng khung học phí mới từ năm học 2023 - 2024 theo chiều hướng tăng.

Những trường trong khối ĐHQG TP. HCM như trường ĐH Bách khoa sẽ thu học phí là 30 triệu đồng/năm với chương trình trình chuẩn. Mức này tăng 2,5 triệu đồng so với mức dự kiến năm trước. Trường ĐH Kinh tế – Luật dự kiến chương trình đào tạo bằng tiếng Việt có học phí 25,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 10% so với năm 2022.

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM cũng đã công bố học phí tăng lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn cho sinh viên năm thứ nhất. Năm trước, học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ (tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm).

Nhiều trường đại học tăng học phí, sinh viên tính phương án làm thêm, vay vốn ảnh 1
Nhiều tân sinh viên áp lực vì khoản học phí tăng cao so với mọi năm.

Trường ĐH Công nghệ TP. HCM cũng tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành Dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.

Nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y cũng áp dụng mức học phí mới theo xu hướng tăng lên trong năm tới. Khoa Y (ĐHQG TP. HCM) dự kiến mức học phí cho các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Dược học là 55,2 triệu đồng/năm. Ngành Điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm. Mức học phí mới cho các ngành trên lần lượt là tăng 6,2 triệu đồng/năm và tăng 4,8 triệu đồng/năm so với năm học trước.

Nỗi lo mang tên “tăng học phí”

"Hoang mang" và "lo lắng" là những cảm xúc mà nhiều sinh viên và phụ huynh cảm thấy khi nghe tin nhiều trường đại học công lập và cao đẳng thông báo sẽ tăng học phí trong thời gian tới. Nhiều bạn sinh viên cho rằng, việc tăng học phí sẽ tạo thêm áp lực trong học tập và áp lực trong cuộc sống sinh hoạt của sinh viên.

Nguyễn Hoàng Vân Nhi (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Trường mình bắt đầu tự chủ, học phí hiện nay đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với các khóa trước. Đã nhiều lần, ba mẹ mình lo lắng về vấn đề này, nhưng mình chưa đưa ra một lời giải thích cụ thể cho ba mẹ được. Thậm chí, nhiều bạn cùng lớp của mình đã tính tới những phương án như sẽ chuyển trường, dừng học khi học phí cứ ngày một tăng cao. Cá nhân mình thông cảm cho việc các trường mới bắt đầu tự chủ nhưng mình e rằng sẽ vô cùng khó khăn khi dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng, chưa hoàn toàn khôi phục”.

Nhiều trường đại học tăng học phí, sinh viên tính phương án làm thêm, vay vốn ảnh 2
Một bạn sinh viên bày tỏ sự lo lắng về vấn đề tăng học phí trên mạng xã hội.

Đối với trường ĐH Ngoại thương, mức học phí dự kiến được áp dụng với tân sinh viên 2023 - 2024, tăng 5 -10 triệu đồng so với năm trước. Cụ thể, chương trình đại trà có mức học phí 25 triệu đồng/năm, các hệ như chất lượng cao mức học phí là 45 triệu đồng/năm. Học phí với các chương trình Tiên tiến của trường dự kiến tăng 10 triệu đồng/năm.

Nguyễn Thành Hoàng (năm thứ hai) đang học tập tại trường, cho biết thêm: “Một trong những lý do của việc mình nộp sơ vào trường cũng là vì học phí. Khi nghe tin trường bắt đầu tự chủ và học phí sẽ tăng, mình cũng khá bất ngờ. Nhưng may là khoản học phí này vẫn nằm trong mức gia đình mình có thể chi trả được. Còn nếu như tăng thêm nữa thì mình sẽ tính đến việc đi làm thêm để phụ ba mẹ nhưng mình không chắc việc học tập lúc đó có đảm bảo không”.

Ngoài việc tìm công việc làm thêm để trang trải thì có sinh viên còn nghĩ đến việc vay vốn của các trường để tiếp tục việc học tiếp. Nguyễn Đình Trí (trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) bày tỏ: “Trường tăng học phí nhưng mình thấy chưa có thay đổi gì nhiều về chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất. Sau khi tăng học phí, mình mong mọi thứ sẽ được cải thiện để không phải xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Mình nghĩ, nhà trường cần có cách giải quyết, tránh tăng học phí từng năm”.

Nhiều trường đại học tăng học phí, sinh viên tính phương án làm thêm, vay vốn ảnh 3

Nguyễn Đình Trí chia sẻ về nỗi lo tăng học phí tại trường mình đang học.

Là một thí sinh của Kỳ thi tuyển sinh sắp tới, Đào Giang (học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam) cảm thấy băn khoăn trong việc chọn trường.

Nhiều trường đại học tăng học phí, sinh viên tính phương án làm thêm, vay vốn ảnh 4
Đào Giang chia sẻ trong lúc đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Đào Giang chia sẻ: “Mình cảm thấy việc học phí các trường đại học tăng lên một phần nào đó làm cho sự lựa chọn nguyện vọng trường đại học của thí sinh eo hẹp lại. Vì không phải gia đình nào cũng có điều kiện tài chính cho phép để đầu tư một khoản có thể nói là tương đối lớn cho con cái vào những trường đại học top, có mức học phí cao và ở thành phố lớn. Vì thế sẽ có nhiều bạn học sinh lựa chọn cao đẳng, trung cấp hoặc một số trường đại học có học phí mềm hơn, từ đó dẫn đến sự lựa chọn không hoàn toàn phụ thuộc vào sức học, đam mê mà còn phụ thuộc lớn vào tài chính gia đình”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.