Tham dự chương trình, có anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam; các anh, chị là Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Uỷ ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam khoá VIII.
Anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam tham gia đồng hành cùng giải chạy. |
“Những bước chân vì cộng đồng - chặng 11”, được T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp khởi động từ ngày 3/6 đến ngày 25/6/2023 để xây dựng Nhà văn hoá cộng đồng dân tộc Pu Péo tỉnh Hà Giang. Chương trình đã khởi động đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố. Đây cũng là một trong các hoạt động thiết thực, ý nghĩa của các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên cả nước hưởng ứng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
Tham gia Giải chạy bộ/đi bộ hưởng ứng Chặng 11 các cán bộ Hội chủ chốt sẽ tranh tài ở các cự ly 3km, 5km và 10km. Tại mỗi cự ly, Ban tổ chức sẽ trao 10 Huy chương cho 10 người về đích đầu tiên.
Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” đã triển khai được 10 chặng. |
Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” đã triển khai được 10 chặng với hơn 100.000 lượt vận động viên tham gia, đóng góp 10 tỷ đồng cho quỹ xây dựng Nhà cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người, gồm: Chứt, Lự, La Ha, Lô Lô, Pà Thẻn, Mảng và Cờ Lao…
Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” được triển khai trên quy mô toàn quốc, nhằm đẩy mạnh phong trào “10.000 bước mỗi ngày”, tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, thanh niên về việc rèn luyện sức khỏe, vận động thanh niên tự giác tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể chất; đồng thời phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của các cấp bộ Hội và hội viên, thanh niên cả nước trong chăm lo, đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của 16 dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam (những dân tộc có số dân dưới 10.000 người).
Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” được triển khai trên quy mô toàn quốc. |
Với mỗi km đi bộ, chạy bộ của Hội viên, thanh niên, người dân, Sacombank sẽ đóng góp 1.000 đồng vào quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Dự kiến, từ năm 2020 đến năm 2024, chương trình sẽ triển khai 16 nhà văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số ít người, mỗi nhà văn hóa trị giá 1 tỷ đồng.
Đây là hoạt động thiết thực với mục đích tạo lập không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống.