Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tốt nghiệp hệ trung cấp 9 năm của Nhạc viện TP. HCM, sau đó thi vào trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), nhưng với niềm đam mê âm nhạc, Phùng Thị Mỹ Dung (1997) đã tổ chức các buổi concert âm nhạc miễn phí hằng năm với mong muốn xây dựng một sân chơi cộng đồng dành cho những người yêu âm nhạc.

Từ nhỏ, Mỹ Dung đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc qua các chương trình biểu diễn của Nhà Thiếu nhi Thành phố nên được gia đình định hướng theo học hệ trung cấp ngành Piano cổ điển tại Nhạc viện TP. HCM, song song với học văn hóa ở trường trung học bình thường. Vì thời gian học nhạc quá lâu nên Mỹ Dung cảm thấy âm nhạc đã trở thành một phần trong cuộc sống và cô muốn tạo ra một sân chơi âm nhạc cộng đồng để mọi người có thể thưởng thức các hoạt động nghệ thuật, giải trí.

Thông thường, chi phí cho các buổi biểu diễn nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng với hình thức mời nghệ sĩ đến biểu diễn không hề rẻ, vì thế Mỹ Dung đã tự lo liệu hầu hết các chi phí từ thuê đàn, chụp ảnh quay phim, thiết kế… để tổ chức miễn phí cho tất cả mọi người.

“Hình thức mời nghệ sĩ "full", sau đó bán vé cũng là một cách để giới thiệu âm nhạc với mọi người nhưng không phải ai cũng có khả năng đi được với mức chi trả cho những buổi biểu diễn như thế. Mình muốn tổ chức một concert mang tính cộng đồng chứ không phải một buổi biểu diễn người này tỏa sáng hơn người kia, người này tài năng hơn người kia”, Mỹ Dung chia sẻ.

Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng ảnh 1
Phùng Thị Mỹ Dung theo học hệ trung cấp chuyên ngành Piano cổ điển tại Nhạc viện TP. HCM. (Ảnh: NVCC).

Mini concert với chủ đề “Path of the wind” là hoạt động được tổ chức hằng năm của Mỹ Dung’s Music Class. Dù là buổi biểu diễn tự tổ chức nhưng Mỹ Dung có những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo chất lượng các màn trình diễn. Ngoài ra, Mỹ Dung còn phối hợp với nhiều giáo viên là bạn ở Nhạc viện của cô để tạo ra sân chơi cộng đồng này. Concert đầu tiên “Dấu ấn trưởng thành” được cô tổ chức vào năm 2018, khi cô mở lớp nhạc đầu tiên và muốn thử sức làm một tổ chức một buổi biểu diễn xem bản thân có đủ sức đảm đương tất cả các khâu hay không từ việc lên ý tưởng, tổ chức, kiểm tra chất lượng các màn trình diễn.

Chủ đề “Path of the wind” năm nay được Mỹ Dung lấy cảm hứng từ hiệu ứng cánh bướm. Đây là một hiện tượng khoa học đại ý nói rằng “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas". Nghĩa ẩn dụ của hiệu ứng cánh bướm giải thích rằng, một hành động nhỏ của chúng ta có thể tạo nên những tác động lớn lao.

Thể loại nhạc biểu diễn chủ đạo được cô ưu tiên lựa chọn là nhạc cổ điển. Mỹ Dung cho rằng: “Hiện tại, có rất nhiều nền tảng stream nhạc như YouTube, Spotify, TikTok và các bài hát bây giờ thường quá ngắn. Với cuộc sống bận rộn của người trẻ bây giờ thì việc sống vội, sống nhanh cũng là một việc tất yếu. Nhưng về mặt tâm lý, mình cho rằng, chúng ta cần có những khoảng thời gian ngồi lắng lại, vì cuộc sống thì rất phức tạp và nhạc cổ điển mới là thể loại nhạc đủ phức tạp, mới thể hiện được những vấn đề phức tạp, mới dàn trải được đầy đủ một mạch cảm xúc”.

Lê Yến Nhi (sinh năm 2001), đến xem và cổ vũ bạn, cho biết: “Mình thấy chất lượng các màn trình diễn qua từng năm đều cao. Những buổi biểu diễn như thế này rất ý nghĩa, có thể tạo điều kiện cho các bạn trẻ được trải nghiệm sân khấu và tăng sự tự tin khi trình diễn trước công chúng”.

Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng ảnh 2
Ngoài học viên của mình, buổi concert còn có sự kết hợp với bạn bè và học viên của bạn Mỹ Dung. (Ảnh: NVCC).

Để tổ chức một buổi biểu diễn như vậy, Mỹ Dung phải chuẩn bị trước ít nhất 6 tháng, đốc thúc học sinh luyện tập và theo dõi tiến độ từng học viên. Đây còn là cơ hội để các học viên được thể hiện và biểu diễn trước đám đông. Học viên sẽ có động lực để trau dồi và tập luyện, bên cạnh đó, các buổi concert cũng giúp mang các bài nhạc cổ điển đến với công chúng.

“Để chơi một bài nhạc cổ điển có độ sâu sắc nhất định, với những bài khó về mặt tư duy và cảm xúc thì sẽ không dễ truyền đạt để học sinh có thể hiểu và diễn giải khi trình diễn”, Mỹ Dung cho biết.

Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng ảnh 3

Nguyễn Huy Khánh (học viên tại Mỹ Dung’s Music Class) chia sẻ: “Lúc ở trên sân khấu, em thấy mình như một nghệ sĩ, em nghĩ ba mẹ sẽ tự hào về em lắm”.

Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng ảnh 4
Nữ sinh Sài Gòn tạo ra sân chơi âm nhạc cộng đồng ảnh 5

Buổi biểu diễn thu hút rất đông khán giả đến thưởng thức.

Vừa đi làm, vừa đi học, vừa tổ chức concert, nên nhiều lúc, Phùng Thị Mỹ Dung cũng cảm thấy khá mệt mỏi, nhưng khi được động viên bằng những câu “Cô ơi khi nào concert tiếp”, “Khi nào concert tiếp theo vậy em”, “Đợt sau cho chị tham gia với” từ học viên, phụ huynh và bạn bè tham dự thì Mỹ Dung lại được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sáng tạo và thực hiện tiếp những concert cho cộng đồng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.