Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp

0:00 / 0:00
0:00
Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp
SVVN - Từng được nhận danh hiệu “Sao Tháng Giêng” cấp T.Ư năm 2015. Sau nhiều năm, Nguyễn Ngọc Trâm trở thành Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, Chính sách công và phát triển tại Pháp; giám đốc cho công ty đa quốc gia về Công nghệ Scaleflex.

Nguyễn Ngọc Trâm, được T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tặng danh hiệu “Sao Tháng Giêng”. Khi đang là sinh viên Học viện Ngoại giao, sau khi tốt nghiệp nữ sinh tiếp tục hành trình học tập tại nước Pháp.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 1

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, Chính sách công và phát triển tại Pháp, Ngọc Trâm tiếp tục theo đuổi sự nghiệp về Quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục tại Trụ sở chính của UNESCO tại Paris, Pháp.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 2

Năm 2020, ngay trước khi diễn ra đợt cách ly xã hội lần đầu tiên tại Châu Âu, Ngọc Trâm nhận được lời mời kiêm nhiệm vị trí là Giám đốc Chương trình cho công ty đa quốc gia về Công nghệ Scaleflex.

Đây chính là thời gian mà bản thân Ngọc Trâm đã trải qua những thử thách lớn, đặc biệt là trong việc quản lý thời gian cũng như công việc, Ngọc Trâm chia sẻ.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 3

Nguyễn Ngọc Trâm tiếp nhận công việc mới ngay khi bắt đầu đợt cách ly xã hội đầu tiên tại Pháp, cũng là đợt cách ly xã hội chặt chẽ nhất cho đến hiện nay. Không thể gặp mặt trực tiếp đồng nghiệp và nhân viên, mình phải làm quen với công việc mới hoàn toàn qua mạng Internet. Quá trình này đòi hỏi công sức lớn hơn rất nhiều so với cách làm việc truyền thống. Toàn bộ đồng nghiệp cũng cần làm quen, thích nghi nhịp độ làm việc mới trong mùa dịch. Khi cần giải quyết công việc chung, thay vì có thể dễ dàng gặp mặt và trao đổi nhanh chóng, mọi người cần phải đặt hẹn, lên đầu việc rõ ràng cho mỗi buổi họp để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cả cuộc họp.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 4

Đồng thời, với vai trò là Giám đốc chương trình trong một công ty đa quốc gia, Trâm cần quản lý nhân viên ở nhiều múi giờ khác nhau. Đại dịch COVID-19 đã chi phối lịch làm việc của các thành viên trong công ty, đòi hỏi người quản lý cần phải rất linh hoạt để điều phối thời gian làm việc chung của các nhóm.

Xét về khối lượng công việc, hoàn toàn trái ngược với việc rất nhiều người bị mất việc hay giảm giờ làm, thách thức tôi gặp phải lại là khối lượng công việc thậm chí nhiều gấp đôi gấp ba so với thời điểm trước dịch COVID-19.

Điều này được lý giải bởi trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, ở mọi nơi trên thế giới, cuộc sống hiện thực được thay thế bằng cuộc sống trên mạng. Chính vì vậy, các sản phẩm về công nghệ có chất lượng đều phát triển mạnh trong khoảng thời gian này, dẫn tới khối lượng công việc cần quản lý cũng tăng lên gấp bội.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 5

Cùng với đó, là một chuyên gia tư vấn độc lập tại UNESCO trong lĩnh vực giáo dục, thời điểm đầu đại dịch COVID-19 bùng nổ là khi tôi và đồng nghiệp thực hiện rất nhiều công tác giám sát việc đóng cửa trường học trên toàn thế giới, hỗ trợ chính phủ các nước trong việc tìm ra các giải pháp thay thế cho việc học trên trường lớp, đặc biệt là các nước chậm phát triển, người dân chưa có điều kiện truy cập vào Internet.

Cho đến thời điểm hiện nay, khối lượng công việc liên quan đến dịch COVID-19 và khắc phục hậu quả của dịch vẫn còn rất nhiều, như các dự án nhằm giảm thiếu hụt kiến thức trong học tập, đảm bảo học sinh không bỏ học sau kỳ nghỉ dài hay vấn đề xung quanh việc tổ chức hay điều chỉnh các kỳ thi cấp quốc gia.

Như vậy, thách thức chủ yếu mà bản thân Ngọc Trâm gặp trong thời gian 1 năm rưỡi qua chủ yếu là việc sắp xếp thời gian hiệu quả để giải quyết khối lượng công việc lớn và đảm bảo chất lượng cho mọi dự án mình thực hiện.

Về khía cạnh cuộc sống, đại dịch COVID-19 chắc chắn có tác động rất lớn làm thay đổi cuộc sống của tất cả mọi người. Từ việc hạn chế ra ngoài hay tụ tập đông người, giảm bớt các hoạt động giải trí cho đến việc thay đổi lối sống, cách sắp xếp nhà cửa để phù hợp hơn với việc vừa làm việc vừa sinh hoạt tại nhà. Cùng với đó, với đặc thù công việc là cần di chuyển công tác nhiều nơi, tôi luôn cần đảm bảo các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khoẻ bản thân cũng như những người xung quanh.

Nữ sinh viên ‘Sao Tháng Giêng’ thành danh tại Pháp ảnh 6

Hiện tại, cuộc sống tại Thủ đô Paris, Pháp nói riêng và nhiều quốc gia Châu Âu khác nói chung đang dần trở lại bình thường so với thời điểm trước dịch. Nhưng chúng ta cũng luôn cần chuẩn bị sẵn sàng cho những thời điểm dịch trở nên phức tạp hơn.

Có thể nói, đại dịch COVID-19 đã tạo ra hoàn cảnh mới với nhiều những thách thức mới cũng như làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của mỗi cá nhân và tất cả các tổ chức, cơ quan trên toàn thế giới. Chúng ta đều cần làm quen với trạng thái “bình thường mới”, cũng như sẵn sàng đương đầu với những hoàn cảnh bất ngờ tương tự như đại dịch COVID-19 trong tương lai.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.