'Pepper Revolution': Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ cây hồ tiêu

0:00 / 0:00
0:00
'Pepper Revolution': Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ cây hồ tiêu
SVVN - Dự án “Pepper Revolution” của nhóm sinh viên khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) đã vượt qua hơn 80 dự án để giành giải Ba trong cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2021”.

Nhóm thực hiện dự án gồm 7 thành viên: Châu Vi Lâm (trưởng nhóm), Trần Nguyễn Hương Thủy, Võ Triệu Vi, Nguyễn Hoàng Thiên Nga, Vũ Thị Diệu Linh, Nguyễn Thanh Thùy, Trần Nguyễn Hồng Phúc. Ngoài ra, trong quá trình phát triển dự án các bạn còn nhận được sự hỗ trợ của TS Dương Nguyễn Hồng Nhung (giảng viên khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM).

Nói về ý tưởng thực hiện dự án, Vi Lâm chia sẻ: “Nhóm mình nhận thấy tình hình giá tiêu bấp bênh những năm vừa qua ảnh hưởng rất lớn tới người nông dân. Từ đó, nhóm muốn thực hiện một dự án để ứng dụng cây hồ tiêu vào nhiều lĩnh vực khác nhằm tăng giá trị cho loại cây trồng này, đồng thời cũng giúp người nông dân có thể bình ổn được giá tiêu thành phẩm”.

'Pepper Revolution': Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ cây hồ tiêu ảnh 1

Các thành viên của dự án.

Dự án về cây hồ tiêu đã được cả nhóm ấp ủ suốt gần một năm. Thời gian đầu, nhóm kêu gọi được sự hỗ trợ từ quỹ đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thực hiện dự án. Trong khi nghiên cứu nhóm đã nhận thấy tiềm năng to lớn và ý nghĩa xã hội của dự án nên quyết định tham gia cuộc thi “IU Startup Demo Day 2021”. Ở cuộc thi đầu tiên này, nhóm đã xuất sắc đoạt giải Nhất. Sau đó, dự án "Pepper Revolution" được trở thành một trong hai dự án đại diện cho trường ĐH Quốc tế tham gia cuộc thi “SV Startup 2021” do Bộ GD - ĐT tổ chức.

Lúc mới nghiên cứu, Lâm và cả nhóm từng phát triển được rất nhiều sản phẩm như: Nước hoa từ tinh dầu tiêu, tinh dầu giải cảm từ tiêu, nhựa tiêu dùng trong thực phẩm… Nhưng dần dần, nhóm nhận thấy dự án có khá nhiều vướng mắc và chưa sát với thực tế nên đã quyết định thu hẹp phân khúc khách hàng lại và chuyển hướng ứng dụng trực tiếp vào nuôi trồng thủy sản.

'Pepper Revolution': Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ cây hồ tiêu ảnh 2

TS Dương Nguyễn Hồng Nhung (cầm hoa) là người hướng dẫn nhóm dự án.

Theo TS Dương Nguyễn Hồng Nhung, vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn đọng dư lượng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Việc sử dụng tinh dầu từ cây hồ tiêu sẽ phần nào khắc phục được hai vấn đề đó, vì hồ tiêu đã được chứng minh là có tính kháng khuẩn rất tốt và phù hợp dùng trong nuôi trồng thủy sản. Cô cũng cho biết, dự án này sẽ chia theo hai hướng đi, hướng thứ nhất là vẫn sử dụng thuốc kháng sinh nhưng sẽ kết hợp với hợp chất piperin có trong vỏ và sọ tiêu để giúp hấp thụ thuốc kháng sinh tốt hơn, giảm lượng thuốc tồn đọng trong thủy sản. Hướng thứ hai là sẽ sử dụng một nguồn nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu tiêu để thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc kháng sinh. Từ hai hướng đi đó, cô và nhóm nghiên cứu muốn hướng đến việc phát triển một nền nông nghiệp xanh bền vững.

Quá trình thực hiện dự án trải qua khá nhiều bước, mỗi thành phần sẽ có các quy trình khác nhau như: Chiết tách hợp chất, kiểm tra độ oxy hóa của thành phần, lọc chân không… Tất cả các quy trình trong dự án sẽ được cô Hồng Nhung phân công cụ thể và phù hợp với năng lực của từng thành viên trong nhóm.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm của Lâm cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc có nhiều kiến thức không nằm trong chuyên ngành mà các bạn học. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng gây trở ngại cho nhóm vì không thể thường xuyên đến phòng thí nghiệm nên rất nhiều bước thực hành đã bị hoãn lại. Nhưng với sự quyết tâm và giúp đỡ từ các thầy, cô trong trường thì nhóm đã khắc phục được những khó khăn và mang về nhiều thành tích từ dự án. “Mình cũng cảm ơn các thầy, cô đã tận tình giúp đỡ nhóm chúng mình trong suốt quá trình thực hiện dự án để có được một số thành công đáng kỳ vọng như ngày hôm nay”, Vi Lâm bộc bạch.

Theo chia sẻ của Lâm thì trước mắt, nhóm sẽ cố gắng tìm các nhà phân phối chiến lược phát triển sản phẩm này theo hướng thương mại hóa. Điều này sẽ sớm giúp dự án đi vào thực tiễn, giúp người nông dân có thể gia tăng giá trị cây hồ tiêu, giúp loại cây này ổn định hơn trong tương lai.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.