Sinh viên Báo chí ra mắt vở kịch đáng suy ngẫm về định kiến xã hội

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Lấy bối cảnh xứ sở hoa anh đào cùng đề tài về định kiến xã hội, nghị lực sống và tình thân, vở kịch 'Buồn hết đêm nay' được chuyển thể từ 'Thư' - tiểu thuyết văn học nổi tiếng do tác giả người Nhật Higashino Keigo chấp bút, đã mang đến cho khán giả nhiều trẻ cung bậc cảm xúc và những trải nghiệm tinh thần sâu sắc.

Vở kịch được ra mắt tối 25/5, do CLB Kịch, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) thực hiện ngay tại Hội trường của nhà trường, với hơn 500 khán giả, là các bạn trẻ sinh viên đồng trang lứa.

Vở kịch kể về cuộc đời của nam thanh niên Naoki. Anh trai của Naoki là Tsuyoshi, vì phạm tội cướp của giết người mà bị tống giam vào tù, để lại một mình Naoki phải chịu nhiều lời gièm pha, chật vật với định kiến xã hội. Cậu bị những định kiến ấy tước đi cơ hội học tập, việc làm, tình yêu và đam mê của bản thân... Mỗi tháng, Naoki đều nhận được một lá thư do Tsuyoshi gửi đến, nhưng hơn ai hết, cậu chính là người muốn cắt đứt mọi liên hệ với anh trai mình. Theo dõi hành trình cuộc đời của Naoki, khán giả sẽ có dịp suy ngẫm về định kiến xã hội, nghị lực sống và tình thân - tình yêu - tình người.

Sinh viên Báo chí ra mắt vở kịch đáng suy ngẫm về định kiến xã hội ảnh 1

Sinh viên Báo chí làm kịch cảm tác từ tiểu thuyết của “ông hoàng” trinh thám Nhật Bản Higashino Keigo.

Nói về nguồn cảm hứng khi sáng tác kịch bản, Đức Huy - biên kịch, đạo diễn dàn dựng chia sẻ: “Càng đọc Thư, mình càng thấy câu chuyện về những biến cố trong cuộc đời nhân vật chính như một bản nhạc buồn, thống thiết nhưng cũng rất tinh tế và đẹp đẽ. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để mình ấp ủ một kịch bản được cảm tác từ nỗi đau của nhân vật chính trong truyện. Chúng mình đã đào sâu đến tận cùng tâm lý nhân vật để khai thác câu chuyện một cách hiệu quả nhất, lồng ghép những ý tưởng phản biện liên quan tới hai chữ ‘định kiến’”, Huy nói và cho biết, tất cả những góc nhìn này, chúng mình không khẳng định đâu là đúng, đâu là sai mà chỉ bày ra để khán giả cùng lắng nghe và suy ngẫm.

Chia sẻ thêm về thông điệp được gửi gắm vào vở kịch, theo biên kịch Đức Huy: Buồn hết đêm nay là một sự xoa dịu dành cho các bạn, tiếp thêm động lực để các bạn vượt qua những ánh mắt và lời nói phán xét, để các bạn được là chính mình, vững vàng theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống”.

Sinh viên Báo chí ra mắt vở kịch đáng suy ngẫm về định kiến xã hội ảnh 2

Vở kịch được cảm tác từ truyện của Higashino Keigo.

Từ tiểu thuyết Thư đến kịch bản sân khấu Buồn hết đêm nay là cả một hành trình “thay da đổi thịt”. Chia sẻ về quá trình chấp bút tạo nên tác phẩm, Hoàng Khôi, đồng biên kịch, diễn viên vở kịch - nói: “Khi viết kịch bản, mình không chỉ phải sáng tạo tình huống, thoại, hành động, mà còn cần nghĩ ra bối cảnh hợp lý để mạch chuyện được diễn ra lô gíc khi mang lên sân khấu. Chúng mình nỗ lực giữ lại những tình tiết tinh túy của tác phẩm gốc, song vẫn tạo ra nhiều mới lạ”.

Khánh An (Swinburne VietNam) lần đầu được đi xem kịch, bày tỏ bất ngờ từ nội dung đến khả năng diễn xuất của các diễn viên không chuyên: “Vở kịch kể một câu chuyện, dù ở một đất nước xa xôi nhưng khi xem mình cảm giác nó như đang hiện diện ở xung quanh mình bởi định kiến xã hội tồn tại ở khắp nơi. Còn về diễn xuất thì các bạn làm mình rất bất ngờ, nếu trong các poster quảng bá về vở kịch không nhắc đến CLB Kịch của một khoa, các bạn đều là sinh viên như mình thì mình cứ ngỡ đây là của một đoàn lưu diễn nào đó bởi các bạn diễn xuất rất tốt, nhập vai rất hay, thể hiện cảm xúc của mình một cách chuyên nghiệp”, An chia sẻ sau khi xem vở diễn.

Sinh viên Báo chí ra mắt vở kịch đáng suy ngẫm về định kiến xã hội ảnh 3

Kịch sinh viên khai thác đề tài hóc búa: Những thân phận bị “bóp chết” bởi định kiến xã hội.

Trải qua 7 năm hoạt động, CLB đang hoạt động với 9 thế hệ, với khoảng hơn 30 thành viên hoạt động mỗi mùa. Ở thời điểm hiện tại, các thế hệ thấu hiểu nhau, phối hợp ăn ý như một ê kíp biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp nhờ “lửa” đam mê với kịch nói.

Sinh viên Báo chí ra mắt vở kịch đáng suy ngẫm về định kiến xã hội ảnh 4

Hậu trường chuẩn bị cho vở kịch của các bạn sinh viên viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV.

Hồng Thiện, Chủ nhiệm CLB nói: “Tuy là sinh viên làm kịch nhưng các thành viên đều trong tâm thế mình đang tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa, nghiêm túc trên sân khấu”.

CLB Kịch khoa Báo chí và Truyền thông thành lập vào năm 2017. Ban đầu, chỉ là sân chơi của các bạn trẻ không chuyên, nhưng với niềm yêu thích kịch nói, các thành viên đã lập ra Dự án Sân khấu Kịch Báo chí Nhân văn, với hy vọng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này đến với nhiều bạn trẻ hơn. Cho đến nay, sân chơi này đã tổ chức thành công 7 mùa diễn, ra mắt khán giả nhiều vở kịch dài ấn tượng như: Lá hát như mưa, Nằm khóc một mình, Trái tim hóa thạch, Đạo chích & Quốc vương... Buồn hết đêm nay là vở kịch thứ 8 và cũng là vở kịch đầu tiên được chuyển tiếp từ tác phẩm tiểu thuyết nước ngoài.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

SVVN - Các loại “bùa yêu” đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng. Những lời quảng cáo như “giúp níu kéo tình yêu”, “đảm bảo đối phương nghe lời răm rắp” hoặc “hàn gắn mọi mâu thuẫn tình cảm” được các tài khoản tự xưng là “thầy bùa” tung hô. Tuy nhiên, ẩn sau những lời mời gọi hấp dẫn ấy là những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.