Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - “Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi mình là ai? Xã hội đang nhìn mình ra sao? Mình thực sự muốn trở thành người như thế nào? Mình có đang lạc trong những khuôn mẫu giới khó thể phá bỏ?”. Được thực hiện bởi nhóm sinh viên lớp Công tác xã hội K40 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, triển lãm “Lạc” mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa về chủ đề định kiến giới trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng.
Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 1
Triển lãm “Lạc” - Phá bỏ định kiến về giới trong gia đình.

Lựa chọn không gian trưng bày mới lạ là trường học, triển lãm "Lạc" được tổ chức tại THCS Phú Cường (Sóc Sơn - Hà Nội) vào sáng ngày 27/11/2023. Triển lãm giới thiệu tới người giáo viên và học sinh tại trường 10 tác phẩm ảnh trong bộ sưu tập “Định Kiến Giới” của CLB Nhiếp Ảnh Báo chí. Những bức ảnh được mang đến buổi triển lãm xoay quanh chủ đề khuôn mẫu giới trong gia đình, trở thành rào cản tới sự phát triển giới trong xã hội ngày nay. Những định kiến, khuôn mẫu về giới như “Việc nhà là của phụ nữ”, “Con gái thì không cần học quá cao”, “Nam giới phải mạnh mẽ, không điệu đà”… trở thành áp lực với nhiều người. Các định kiến, khuôn mẫu ấy giam giữ họ và bắt họ phải uốn mình theo nó một cách vô hình.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 2

Không gian triển lãm được tổ chức tại khuôn viên Trường THCS Phú Cường.

Triển lãm “Lạc” nằm trong chuỗi hoạt động của dự án truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới do nhóm sinh viên lớp Công tác xã hội K40 thuộc Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện và sự giúp đỡ của PGS.TS Bùi Thu Hương.

Chia sẻ về ý tưởng hình thành triển lãm, Nguyễn Hà Yến Linh (sinh năm 2002, trưởng nhóm dự án) cho biết: “Gia đình là tế bào của xã hội và là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên suy nghĩ của mỗi cá nhân. Nhưng từ lâu, người phụ nữ và đàn ông trong gia đình bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu vô hình về trách nhiệm của họ. Triển lãm “Lạc” không đơn thuần là những hình ảnh phân biệt giữa các giới, cũng không đòi quyền bình đẳng cho riêng giới nào. “Lạc” còn đưa người xem tới những trải nghiệm mới, một cái nhìn tổng thể về trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình. Cho dù ở giới nào, chúng ta cần được thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ”.

Buổi triển lãm mang đến những hình ảnh với thông điệp gắn liền theo đó về những thành viên trong gia đình phải đối mặt với áp lực của các khuôn mẫu giới. Từ đó, giúp người xem có cái nhìn khách quan và thúc đẩy mỗi cá nhân thể hiện sự bình đẳng giới từ sâu bên trong của mình. Hình ảnh người phụ nữ trong gia đình phải đảm đương hết mọi công việc nữ công gia chánh, từ thêu thùa, may vá, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa đến chăm sóc con cái, lo toan gia đình hay hình ảnh về người đàn ông phải chịu quá nhiều những áp lực nhưng không thể biểu lộ cảm xúc cá nhân để giải tỏa,... được thể hiện rõ nét qua từng tác phẩm ảnh.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 3

Bộ ảnh “Định kiến giới” được thực hiện bởi CLB Nhiếp Ảnh Báo chí.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 4

Bộ ảnh “Định kiến giới” được thực hiện bởi CLB Nhiếp Ảnh Báo chí.

Bên cạnh hoạt động thưởng thức tranh ảnh là chuỗi hoạt động tương tác với người tham gia triển lãm. Từng tác phẩm được các bạn học sinh gắn với từng từ khóa như: trách nhiệm, sự độc lập, sự kỳ vọng, sự ám ảnh,... chính là những rào cản trong khuôn mẫu giới chưa thể xóa bỏ. Sau khi xem xong các bức tranh và hiểu được ý nghĩa của từng bức tranh đó, các bạn học sinh sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân bằng hình thức viết cảm nhận tại khu vực có “Bảng cảm thông”.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 5

Giáo viên, học sinh hào hứng tham gia buổi triển lãm.

Những ý kiến khác nhau được các thầy cô, học sinh viết và dán kín trên “Bảng cảm thông” cũng chứng tỏ một phần thành công của buổi triển lãm. Trong đó, Ban tổ chức đã ghi nhận được một số cảm nhận của học sinh sau khi thưởng thức những bức ảnh: “Phụ nữ và nam giới nên bình đẳng. Mọi việc trong gia đình không nên đổ dồn hết lên người phụ nữ. Định kiến ‘nam giới phải lấy vợ’ là sai, họ có quyền tự quyết định sở thích và giới tính của mình” hay “Trong gia đình, không nhất thiết con trai phải là trụ cột trong gia đình, họ cũng có quyền được khóc, được yếu lòng; con gái cũng không nhất định phải là nội trợ, họ cũng có khả năng làm chủ tài chính mà !”,...

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 6

Những cảm nhận được chính tay học sinh ghi lại sau khi theo dõi những bức ảnh.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 7

Những cảm nhận được chính tay học sinh ghi lại sau khi theo dõi những bức ảnh.

Lần đầu tiên thực hiện hoạt động truyền thông bằng hình thức triển lãm tại khuôn khổ trường học, Yến Linh bày tỏ: “Chúng mình mong muốn các bạn học sinh ở trong độ tuổi này có cái nhìn đầu tiên về những bất bình đẳng giới diễn ra trong môi trường gia đình nơi các em lớn lên. Để từ đó, các em biết chia sẻ những vai trò, trách nhiệm của mình với gia đình không phân biệt giới tính”.

Trong vòng nửa ngày diễn ra, triển lãm thu hút về hơn 300 học sinh và giáo viên tại trường tham gia với nhiều phản hồi tích cực. Cô Nguyễn Thị Bích Mận (giáo viên Trường THCS Phú Cường) bày tỏ cảm nhận: “Buổi triển lãm chuẩn bị khá chu đáo, với ý tưởng sáng tạo, chất liệu từ thực tế được mô hình hóa qua kênh hình, chữ và số liệu. Điều này thật có ý nghĩa bởi nó mang tính cộng đồng, xã hội đều chung tay phổ biến, giáo dục nhận thức về giới nhằm phát triển tư duy nhận thức cho thế hệ trẻ trong xã hội mới về vai trò của mình trong gia đình để phát triển và hoàn thiện bản thân”.

Sinh viên Công tác xã hội thực hiện triển lãm 'Lạc' - Xóa bỏ định kiến giới trong gia đình ảnh 8

Ban tổ chức buổi triển lãm “Lạc”.

Nhờ sự tạo điều kiện của Trường THCS Phú Cường, sự giúp đỡ của PGS.TS Bùi Thu Hương, CLB Nhiếp ảnh Báo chí cùng Ban tổ chức dự án đã chuẩn bị kế hoạch, lên ý tưởng, hậu cần kỹ lưỡng giúp cho buổi triển lãm ảnh với chủ đề “Lạc” - Phá bỏ những định kiến giới trong gia đình được diễn ra thành công rực rỡ. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rằng định kiến giới không phải là vấn đề mới, song, nó vẫn tồn tại và dai dẳng mãi trong xã hội tới ngày nay. Thông qua triển lãm “Lạc”, Ban tổ chức mong muốn thay đổi nhận thức của xã hội để đẩy lùi những tư tưởng kỳ thị, định kiến chống lại một giới tính nào đó, không ép buộc con người phải gò mình vào những khuôn mẫu sẵn có trong gia đình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

SVVN - Dù khiếm thính bẩm sinh, Hoàng Trung Thiên (28 tuổi, sống tại TP. HCM) đã không để khiếm khuyết dập tắt ước mơ. Bằng nghị lực của mình, Thiên không chỉ vượt qua nghịch cảnh để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh mà còn dạy vẽ miễn phí cho trẻ em cùng hoàn cảnh, lan tỏa niềm tin và sự hy vọng.
Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

SVVN - RED – ISB Dance Club (thành lập năm 2018) là một câu lạc bộ nhảy thuộc Viện Đào tạo quốc tế (Đại học Kinh tế TP. HCM). Mới đây, nhóm nhảy RED đã tái hiện lại tiểu thuyết "Tết ở làng Địa Ngục" bằng dự án "Xích Linh" thông qua việc trình diễn vũ đạo.
Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

SVVN - Nguyễn Phạm Thùy Linh (ngành Quản lý Văn hóa) vừa xuất sắc nhận danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp của trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư. Với điểm GPA 3,77/4,0 theo hệ tín chỉ và 8,87/10 theo hệ niên chế, Thùy Linh đã khẳng định được vị thế của mình trong học tập, đồng thời, cô cũng rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa và dự án khởi nghiệp.
Hành trình theo đuổi đam mê Sư phạm Sinh học của cô gái từ Đăk Nông

Hành trình theo đuổi đam mê Sư phạm Sinh học của cô gái từ Đăk Nông

SVVN - Dù phải làm việc trên đồng ruộng từ nhỏ, Lê Thị Phương (Đăk Nông) vẫn khắc phục khó khăn, nỗ lực theo đuổi ước mơ với ngành Sư phạm Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Những cống hiến và thành tích xuất sắc của Phương đã được ghi nhận, khi cô vinh dự nhận 'Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024'.
Những tình nguyện viên ở quán cơm 2.000 đồng

Những tình nguyện viên ở quán cơm 2.000 đồng

SVVN - Đều đặn vào trưa thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy hằng tuần, các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. HCM) lại ghé đến quán cơm xã hội Mây Ngàn 1 (số 68/12 Lữ Gia, phường 15, quận 11) để phục vụ người dân với những suất cơm có giá 2.000 đồng.
Hành trình của nữ sinh Khoa học Tự nhiên đến với Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024

Hành trình của nữ sinh Khoa học Tự nhiên đến với Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024

SVVN - Đỗ Hồng Nhung (trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã bứt phá qua nhiều thử thách để 'ẵm' Giải thưởng Nữ sinh khoa học - công nghệ 2024. Hành trình của Nhung không chỉ là những thành tích trong học tập và nghiên cứu, mà còn là câu chuyện về sự kiên trì và đam mê với ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
Hành trình đầy cảm hứng của cô gái Khmer Huỳnh Kim Liên

Hành trình đầy cảm hứng của cô gái Khmer Huỳnh Kim Liên

SVVN - Huỳnh Kim Liên (quê Cà Mau), đã vượt qua mọi thử thách để tỏa sáng như một sinh viên xuất sắc và cán bộ Đoàn - Hội năng động. Không chỉ đạt thành tích học tập ấn tượng, Liên còn khởi xướng dự án khởi nghiệp ‘Brocvia’, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết và lòng quyết tâm, cô gái người Khmer đang trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, minh chứng cho sức mạnh của sự kiên trì và ước mơ.