Sinh viên lựa chọn ở lại thành phố hay về quê trong dịp lễ 30/4?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong không khí hân hoan, rực rỡ cờ hoa để chào mừng ngày lễ 30/4, bên cạnh niềm vui sum họp gia đình, đi du lịch cùng bạn bè, nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội đã lựa chọn ở lại thành phố để làm thêm, học tập hay đơn giản là tận hưởng kỳ nghỉ lễ theo cách riêng của mình. 

Kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống

Hoàng Vũ Thuỳ Linh đến từ Ninh Bình, hiện đang làm nhân viên part-time tại khu vui chơi Playtime. Đối với Thuỳ Linh, ngày 30/4 không chỉ đánh dấu sự thống nhất, hoà bình và tự do của đất nước, mà còn là dịp được về quê, như một quãng thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần học tập và làm việc trước khi trở lại Hà Nội. Nhưng với công việc trong ngành dịch vụ, Thuỳ Linh không thể về do yêu cầu không được nghỉ quá số buổi quy định. Mặc dù đây là một quyết định khó khăn, nhưng khi ở lại để làm việc, Thùy Linh hy vọng nhận được mức lương xứng đáng và được trải nghiệm những khía cạnh mới trong công việc.

Sinh viên lựa chọn ở lại thành phố hay về quê trong dịp lễ 30/4? ảnh 1

Hoàng Vũ Thuỳ Linh đến từ Ninh Bình.

“Mình hi vọng các bạn nếu có điều kiện và thời gian thì hãy dành thời gian để về quê, đoàn tụ cùng gia đình. Mong rằng các bạn sẽ có những khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ bên gia đình, bạn bè trong dịp nghỉ lễ 30/4.", Thùy Linh tâm sự

Cao Thị Chung, quê ở Nghệ An, đang đảm nhận vai trò thu ngân, lễ tân tại nhà hàng. Trái với dự định ban đầu của mình, Chung đã quyết định ở lại làm thêm trong nhằm tăng thu nhập cá nhân.

Sinh viên lựa chọn ở lại thành phố hay về quê trong dịp lễ 30/4? ảnh 2

Cao Thị Chung quê ở Nghệ An.

Chia sẻ với Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền phong, Chung cho biết: "Bình thường các ngày lễ lương sẽ được nhân đôi, thậm chí là x3 vì vậy mình đã đưa ra quyết định ở lại. Điều này giúp mình tiết kiệm được một số tiền và ổn định tình hình tài chính của mình trong thời điểm này”.

Trong khi đó, Sùng Thị Phương, một người con của Điện Biên, đã chia sẻ quan điểm của mình về việc ở lại thành phố trong dịp lễ. Phương cho biết: "Tuy mình cũng rất muốn được trở về quê thăm gia đình, nhưng do khoảng cách xa và chi phí đi lại trong dịp lễ tăng cao, mình đã quyết định ở lại thành phố”.

Sinh viên lựa chọn ở lại thành phố hay về quê trong dịp lễ 30/4? ảnh 3

Sùng Thị Phương là người Điện Biên.

Nỗ lực hôm nay, gặt hái thành công ngày mai

Trịnh Thị Kim Chi, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quê quán Đồng Nai - chia sẻ về quyết định của mình khi lựa chọn ở lại Hà Nội trong dịp lễ 30/4. Với Kim Chi, ngày 30/4 không chỉ là dịp để tụ họp và đi chơi, mà còn là cơ hội để các bạn xa nhà gần gũi hơn với gia đình. Tuy nhiên, Kim Chi quyết định ở lại để hoàn tất deadline khóa luận và nghiên cứu khoa học. Dù rất buồn khi không về được nhà nhưng thật may mắn vì sự có mặt của những bạn đồng trang lứa cũng ở lại đã giúp Kim Chi cảm thấy được an ủi phần nào. Trong giai đoạn này họ đã cùng tạo ra một không khí đoàn kết, thân thương, cũng như nhận thức rằng việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận với những hoàn cảnh bất trắc và nhìn nhận mọi thứ tích cực nhất có thể.

Sinh viên lựa chọn ở lại thành phố hay về quê trong dịp lễ 30/4? ảnh 4
Trịnh Thị Kim Chi, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Kế hoạch của Kim Chi trong kỳ nghỉ lễ tại Hà Nội là tìm một góc cà phê để thư giãn và tạo động lực cho việc học tập. Kim Chi cũng dự định tham gia vào những hoạt động ngắn để cảm nhận không khí nghỉ lễ. Đây là một cách kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi, cho phép Kim Chi có thời gian dành cho bản thân và rèn luyện sức khỏe. Những hoạt động này thường bị bỏ qua trong cuộc sống bình thường, và kỳ nghỉ lễ là cơ hội để thực hiện những điều mình muốn.

Qua đây, Kim Chi muốn gửi thông điệp tích cực đến các bạn trẻ trong dịp kỷ niệm ngày 30/4: “Với trải nghiệm đáng quý của mình, đây cũng là một dịp để mọi người có thể tìm hiểu thêm về lịch sử, về những sự kiện quan trọng mà ông cha ta đã trải qua. Trong chuyến thăm Di tích nhà tù Hoả Lò năm ngoái, mình đã rất xúc động khi nghe về lịch sử nước nhà. Nên mình mong muốn giới trẻ ngày này sẽ có sự tìm hiểu về cội nguồn dân tộc và đặc biệt là để cho kỳ nghỉ trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết”.

Các bạn sinh viên ở lại Hà Nội trong kỳ nghỉ lễ không chỉ học kiến thức từ sách vở mà còn khám phá tri thức xã hội, từ những bước ngoặt trong cuộc sống, biến những khó khăn thành cơ hội để phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đây chính là những ngọn lửa sáng, chiếu rọi con đường tương lai của thế hệ trẻ đồng thời nuôi dưỡng niềm tin và tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Mỗi bạn trẻ sẽ có một mục tiêu riêng, dù ở lại để đi làm thêm hay học tập thì hy vọng các bạn vẫn luôn cố gắng và nỗ lực hết mình, luôn tiến về phía trước và không bao giờ bỏ cuộc.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

SVVN - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

SVVN - Nguyễn Lê Nam Phương (quê Thanh Chương, Nghệ An) đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao. Nữ sinh đang sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ khi vừa là Gương mặt sinh viên của trường vừa là Đại sứ truyền thông của hoàng loạt tổ chức lớn, và còn là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Nữ sinh cho biết có được thành quả trên là nhờ vào lối sống kỷ luật với bản thân và cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ những năm trung học.
Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

SVVN - Vũ Thị Phương Anh, một đóa hoa nở muộn nhưng rực rỡ, là minh chứng cho nghị lực phi thường và đam mê mãnh liệt. Bước vào giảng đường muộn hơn hai năm so với bạn bè do đi du học và đối mặt với biến cố gia đình khi mẹ lâm bệnh, Phương Anh không hề gục ngã trước khó khăn. Thay vào đó, cô đã biến những thử thách thành động lực để bứt phá, đạt được thành công vang dội.
Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

SVVN - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

SVVN - Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, Nguyễn Lan Anh - sinh viên năm hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - cho rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người để đón nhận những cơ hội đến với bản thân và đem lại thật nhiều thành tựu tích cực cho xã hội.
Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

SVVN - Minh Anh - một cô gái cá tính, tài năng và vô cùng “đa nhiệm”. Tuy chỉ mới 22 tuổi nhưng Minh Anh đã khiến cho nhiều người cảm thấy nể phục bởi sự nhanh nhạy và không ngại khám phá để đem đến những cú đột phá của bản thân. Cùng lắng nghe câu chuyện đầy thú vị của một cô nàng tuổi đôi mươi nhưng dám làm, dám nghĩ để thực hiện đam mê của mình nhé.