Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn Thị Minh Nguyệt là sinh viên năm nhất ngành Y Đa Khoa tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Cô gái đến từ mảnh đất Tân Kỳ, Nghệ An sau khi đỗ vào trường đại học yêu thích đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Vậy nghề Y có giống như cô đã tưởng tượng?
Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 1

Nguyễn Thị Minh Nguyệt là sinh viên năm nhất ngành Y Đa Khoa, trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.

Minh Nguyệt thời học phổ thông từng là cô gái nằm trong top đầu của lớp. Cô luôn tự tin với thành tích học tập của mình, cũng như ba mẹ luôn tự hào về con gái. Y khoa là ngành học đứng đầu lĩnh vực sức khỏe, đào tạo nên những bác sĩ đa khoa. Đây cũng là ước muốn của nhiều bạn trẻ theo đuổi trường Y và Như Nguyệt không phải ngoại lệ. Ngoài niềm đam mê lớn với nghề Y thì Nguyệt còn có thêm một lý do thứ 2, đó là ngành Y vốn được xã hội coi trọng, và khả năng kiếm tiền tốt. “Đó là suy nghĩ của nhiều người nói với mình, và từ bao giờ đã gieo và ấn định trong tâm trí " – Nguyệt tâm sự.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 2

Cuối cùng, cô gái 2K3 cùng niềm đam mê lớn cộng với thành tích học tập tốt đã quyết tâm và tự tin thi đỗ. Nguyệt đậu đại học trong niềm vui sướng của bản thân và gia đình. “Mình cảm giác như lên mây mà không biết được những gì đang đợi mình phía trước” – Nguyệt bày tỏ.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 3

Trong niềm hứng khởi vì đậu ngành Y, mình cứ nghĩ thi đậu Đại học là cái gì đó to lớn và vĩ đại lắm nên cũng đang bay theo. Kết cục năm 1 mình nằm top cuối bảng vì tội ảo tưởng! Nhận ra, Đại học là một môi trường rất mới mà phải ghi nhớ và chủ động thuộc nằm lòng rất nhiều kiến thức hơn các ngành khác khá nhiều. Đặc điểm của học Y là có những môn sẽ học cả Lý thuyết và Thực hành (tại phòng Lab hoặc Bệnh viện) cho nên 1 môn sẽ có cả thi Lý thuyết và Thực hành. Chưa hết, học thực hành thì sinh viên sẽ được “đụng chạm” vào những tiêu bản, xác chết,.... kèm theo đó là những từ ngữ mới mẻ – từ chuyên ngành rất khó nhằn. – Nguyệt cho biết.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 4

“Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nhiều người nói rằng làm bác sĩ sướng lắm! Làm bác sĩ giàu lắm! Tuy nhiên, đó đang là bề nổi của tảng băng mà thôi. Ít ai biết được sinh viên ngành Y khoa đã phải học những gì, học ra sao và áp lực đè nặng lên người theo ngành này như thế nào. Minh Nguyệt từng khá chán nản và muốn nghỉ học vì nó không như mình nghĩ, vì học hành quá áp lực. Khi được tiếp xúc với bác sĩ thực sự thì mới biết học Y và làm nghề Y chân chính khó mà có một nguồn kinh tế như mơ”.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 5

Nếu nhìn bức tranh tổng thể của một sinh viên theo đuổi ngành Y sẽ thấy để tốt nghiệp trở thành một bác sĩ quả không dễ. Một sinh viên cũng phải học 6 năm, nhưng là bác sĩ việc tự học liên tục sau đó quan trọng hơn nhiều; Và khối kiến thức lớn cần ghi nhớ và thi cũng nhiều hơn so với những ngành khác; Môi trường hay tiếp xúc là bệnh viện lại có khả năng bị lây nhiễm cao. Sau tốt nghiệp cũng khó có thể hành nghề ngay. Và khi bạn chăm sóc sức khỏe cho người khác, còn sức khỏe của bạn thì sao? Rất nhiều câu hỏi được Nguyệt đặt ra trong thời gian vừa qua.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 6

Tuy nhiên cô gái vẫn luôn nhìn vào nghề Y ở một gam màu khác, gam màu mang đến nhiều ấm áp. “Học y, đã đành cực thì cực nhưng trong đó có cả hạnh phúc lớn lao là được khám chữa bệnh, đem lại nụ cười cho mọi người, là vinh dự của một trong những nghề cao quý nhất”- Cô chia sẻ.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 7

Y đức đã trở thành một trong những môn quan trọng nhất được đưa vào giảng dạy hiện nay và dường như mỗi sinh viên Đại học Y dược cả nước nói chung và Đại học Y dược Thái Nguyên nói riêng, đều mang trong mình những suy nghĩ cao đẹp về nghề của mình, đều mong muốn trở thành những bác sĩ có tâm và tận tụy với nghề.

Sinh viên năm nhất ‘thức tỉnh’ trước những ngộ nhận nghề Y ảnh 8

Nguyệt mong rằng bản thân giữ được niềm yêu thích, đam mê và ngọn lửa với Y khoa, đủ ý chí và khả năng vượt qua rất nhiều kì thi, khối lượng kiến thức khổng lồ để trở thành một bác sĩ giỏi. Trở thành một người bác sĩ giàu những chiến công cứu người thay vì để ý những hào nhoáng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

SVVN - Là Phó bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, được nhận khen thưởng của Khối Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, Đức Nguyên – sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình mong muốn bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật có thể cống hiến sức trẻ thật có ích.
Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

SVVN - Nhiệt tình, cởi mở và luôn sẵn sàng chia sẻ về tình yêu đối với tranh biện, đó là những ấn tượng đầu tiên về Lê Bá Ngọc Khánh, chàng sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính tiên tiến, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Được biết đến với danh hiệu Quán quân cuộc thi tranh biện “Trường Teen” năm 2018, đến nay, Khánh đã và đang trong hành trình truyền tình yêu bộ môn này tới giới trẻ, cùng những đêm trắng “miệt mài” cùng tranh biện.
Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

SVVN - Nguyễn Kiều Trang (sinh năm 2002) là sinh viên năm 3 ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội. Cô nàng gen Z xinh xắn được biết đến là cô gái đảm đang, khéo léo và hiện đang là gương mặt “đắt show” cho nhiều studio trang điểm cũng như các shop thời trang.
Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

SVVN - Huỳnh Thị Kiều Nhi (sinh năm 2001) là sinh viên năm tư, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học KHXH&NV -ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm đại học, Nhi từng đạt danh hiệu Hoa Trạng Nguyên 2019, Sinh viên 5 tốt cấp Liên chi hội; Chi hội trưởng xuất sắc khoa Ngữ văn Anh. Hiện tại, cô bạn đã là giáo viên tiếng Anh ở nhiều cơ sở giáo dục. Những thành quả ở tuổi 22 kể trên chính là thành quả của một hành trình “tôi đi tìm tôi” bền bỉ trên từng chặng đường trưởng thành.
‘Mẹ trẻ Gen Z’ gốc Quảng Bình: Khởi nghiệp kinh doanh để làm thiện nguyện

‘Mẹ trẻ Gen Z’ gốc Quảng Bình: Khởi nghiệp kinh doanh để làm thiện nguyện

SVVN - Từ hồi học cấp hai, Trần Thị Thanh Bình đã bắt đầu gắn bó với các hoạt động thiện nguyện. Cô gái 20 tuổi đã tham gia dự án “Nuôi em” - nhận nuôi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và được mọi người ưu ái gọi bằng biệt danh “Mẹ trẻ Gen Z”. Mục đích lớn nhất của Thanh Bình khi xây dựng các mô hình kinh doanh này là để làm thiện nguyện với mong muốn phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội.
Động lực nuôi dưỡng đam mê của nữ sinh là Chủ tịch Hội Sinh viên trường kiêm Lớp trưởng

Động lực nuôi dưỡng đam mê của nữ sinh là Chủ tịch Hội Sinh viên trường kiêm Lớp trưởng

SVVN - Vũ Như Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Thương mại, đang giữ chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường, Lớp trưởng. Cô được tuyên dương là sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện với GPA toàn khóa đạt 3.78/4, điểm rèn luyện đạt 100/100. Đặc biệt, Quỳnh đạt danh hiệu Sao Tháng Giêng năm 2022; danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố năm học 2021-2022,... Cô cũng là 1 trong 10 Cán bộ Hội xuất sắc và đóng góp tích cực trong phong trào sinh viên.