Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam

SVVN - Lúa được trồng khảo nghiệm kết hợp với tạo hình nghệ thuật. Công trình rất thú vị của thầy trò bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Kết quả đạt được không chỉ là những chỉ số về giống lúa mà còn là niềm tự hào về cây lúa Việt Nam.

Lần đầu tiên lúa được trồng khảo nghiệm, kết hợp với tạo hình nghệ thuật, thay vì trồng khảo nghiệm đơn thuần để nghiên cứu các thầy trò bộ môn nghiên cứu di truyền và chọn giống cây trồng nghĩ ra cách kết hợp trồng lúa thành hình bản đồ đất nước, một cách học tập khiến cả thầy và trò đều rất hào hứng dù khó hơn thường lệ.

Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 1 Hình ảnh từ trên cao vô cùng ấn tượng của tấm bản đồ hình Việt Nam.
Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 2 Đây là sự sáng tạo của thầy trò bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Thầy Trần Thiện Long, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Bản đồ kích thước tương đối lớn, tổng diện tích khoảng 150m2 và khá là dài khoảng 30m, cho nên việc cắm mốc tỉ lệ là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, thầy và trò cùng lên ý tưởng và chia ruộng ra thành những ô nhỏ”.

Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 3 Nhóm sinh viên và giảng viên khoa Nông học sáng tạo bản đồ Việt Nam bằng cây lúa.

Trong vòng 4 tháng, các thầy trò đã theo dõi quá trình lớn lên của cây lúa, kết hợp với điều chỉnh trên thực địa để bản đồ được rõ nét hơn khi được nhìn từ trên cao. Giống lúa đc chọn là ĐH12, thuộc Chương trình quốc gia về lúa gạo, với nhiều ưu điểm.

Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 4 Để tạo được hình bản đồ Việt Nam trên một diện tích rộng, thầy và trò đã phải chia ruộng ra thành những ô nhỏ.
Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 5 Chăm sóc lúa đủ 125 ngày để có màu vàng đồng nhất.

Theo PGS. TS Trần Văn Quang, Trưởng khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giống lúa ĐH12 này được Bộ NN&PTNT công nhận từ tháng 12/2019, thời gian sinh trưởng ngắn, trong vụ Xuân thì thời gian sinh trưởng khoảng 125 ngày và quan trọng nhất là thời gian trỗ bông để cho lúa được đồng đều và từng thời điểm để cho màu của bản đồ đồng nhất.

Sinh viên sáng tạo cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam ảnh 6 Giống lúa đc chọn là ĐH12 thuộc chương trình quốc gia về lúa gạo với nhiều ưu điểm. Đây còn được coi là bài học ý nghĩa dành cho sinh viên khoa Nông học.

Sau 4 tháng, cánh đồng lúa bản đồ Việt Nam đã được rõ nét, những hình ảnh lan truyền được cộng đồng ngợi khen những trên hết là một trong những hình thức học tập khá thú vị và ý nghĩa. Đây cũng là một mô hình được đánh giá cao và sau thời gian sẽ được đánh giá và nhân rộng trong học viện.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.