Tại sao nút 'Like' đang dần mất giá trị với người trẻ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Những ngày gần đây, câu chuyện xoay quanh việc thả biểu tượng cảm xúc "Like" trong tin nhắn hay bình luận đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong Gen Z. Với nhiều người trẻ, việc sử dụng nút "Like" không còn là hành động đơn thuần, mà bị coi là thiếu thân thiện, thờ ơ hoặc thậm chí mang tính... thù địch.

Nút Like: biểu tượng gây tranh cãi

Nguyễn Phương Vy, 24 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ trải nghiệm khó xử tại nơi làm việc. Vy thường nhận được phản hồi bằng biểu tượng "Like" từ các đồng nghiệp lớn tuổi, trong khi cô nàng quen sử dụng những biểu tượng "thân thiện" hơn như "Tim" hoặc viết hẳn lời cảm ơn. "Mỗi lần thấy các anh chị thả Like, mình cảm giác như bản thân vừa nói gì đó sai. Nút Like tạo ra sự mơ hồ trong giao tiếp," Vy bộc bạch.

Tại sao nút 'Like' đang dần mất giá trị với người trẻ ảnh 1
Vy cho rằng nút Like tạo ra sự mơ hồ trong giao tiếp trên không gian mạng. (Ảnh: NVCC)

Trên mạng xã hội, câu chuyện của Vy cũng nhận được sự đồng cảm từ nhiều người trẻ. "Thả Like bây giờ chẳng khác nào thể hiện sự hời hợt. Chúng tôi muốn giao tiếp nhiều hơn, sâu sắc hơn," Minh Hoàng, sinh viên năm cuối tại Hà Nội, nhận xét.

Nhiều người cho rằng, việc sử dụng biểu tượng Like đã trở nên "lỗi thời" và dần chỉ còn phổ biến ở thế hệ lớn tuổi. "Thật khó chịu khi nhận được biểu tượng này từ ai đó. Mình cảm giác như họ không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện," Thùy Linh, một Gen Z tại Đà Nẵng, chia sẻ.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng đồng ý rằng nút "Like" mang ý nghĩa tiêu cực. Phạm Đức Long, 25 tuổi, chuyên viên công nghệ thông tin tại Hà Nội, cho biết anh chàng thường dùng biểu tượng này như cách xác nhận rằng mình đã đọc hoặc đồng ý với nội dung tin nhắn. "Mình không nghĩ rằng thả Like là thiếu tôn trọng. Nó đơn giản chỉ là một cách phản hồi nhanh chóng và tiện hơn," anh chàng cho hay.

"Nếu bạn có thời gian thả Like, tại sao không thể nhắn vài chữ thể hiện suy nghĩ của mình? Thật khó chịu khi nhận một phản hồi như vậy," Phương Vy phản pháo lại quan điểm trên.

Không chỉ dừng lại ở việc chê bai nút "Like", nhiều người trẻ còn mở rộng chỉ trích sang các emoji khác như biểu tượng "OK" hay "Trái tim". "Chúng mình muốn cảm giác được lắng nghe thực sự. Những biểu tượng này không đủ để thể hiện điều đó," Linh Anh, 25 tuổi, nhân viên sáng tạo nội dung tại TP.HCM, chia sẻ.

Tại sao nút 'Like' đang dần mất giá trị với người trẻ ảnh 2

25% Gen Z được hỏi tin rằng nút Like đang trở nên lỗi thời. (Ảnh minh họa bởi AI)

Theo khảo sát của Perspectus Global (Anh) tiến hành năm 2021 với 2.000 người trẻ trong độ tuổi 16-29, khoảng 25% người được hỏi tin rằng nút Like đang trở nên lỗi thời. Gen Z hiện nay ưa chuộng các biểu tượng mới, mang tính cá nhân hóa cao hơn hoặc sử dụng ngôn ngữ trực tiếp để giao tiếp.

Khác biệt thế hệ trong giao tiếp số

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự thay đổi trong cách sử dụng emoji phản ánh nhiều hơn về sự khác biệt về thế hệ. Chuyên gia tâm lý Đào Thúy Hoàn nhận xét: "Các bạn trẻ hiện nay muốn giao tiếp rõ ràng, chi tiết, thay vì chỉ dựa vào những biểu tượng đơn điệu."

Bà cho rằng việc lạm dụng biểu tượng cảm xúc, đặc biệt trong môi trường công sở, có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. "Nếu các bạn không muốn bị coi là thiếu chuyên nghiệp, hãy cân nhắc việc sử dụng emoji trong môi trường làm việc. Thay vào đó, vài dòng tin nhắn ngắn gọn nhưng rõ ràng sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả hơn," chuyên gia cho hay.

Tại sao nút 'Like' đang dần mất giá trị với người trẻ ảnh 3

Chuyên gia cho rằng vài dòng tin nhắn ngắn gọn nhưng rõ ràng sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả hơn là sử dụng biểu tượng cảm xúc. (Ảnh: Shutterstock)

Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, biểu tượng "Like" từng là ngôn ngữ chung, kết nối hàng triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên, giống như bất kỳ xu hướng nào, nó cũng dần mất đi vị thế trong bối cảnh thay đổi không ngừng của công nghệ và văn hóa giao tiếp số.

Dù yêu hay ghét nút "Like", một điều không thể phủ nhận là thế hệ trẻ ngày nay đang tìm kiếm những cách thức giao tiếp mới, sâu sắc và gần gũi hơn. Trong thế giới mà mọi thứ dường như ngày càng nhanh chóng và hời hợt, một lời nhắn chân thành, dù ngắn gọn, vẫn mang giá trị lớn hơn rất nhiều so với một cú nhấn Like.

MỚI - NÓNG
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
SVVN - Thời sinh viên luôn là quãng thời gian đáng nhớ, nơi mỗi người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Với Nguyễn Lê Duy Đăng (năm thứ 3, trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long), hành trình đạt danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp T.Ư chính là dấu ấn rực rỡ nhất, ghi lại những nỗ lực không ngừng và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.
Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

SVVN - Để có vị trí dẫn đầu toàn tỉnh khối C00, Phạm Thị Phượng (dân tộc Nùng) đã nỗ lực không ngừng cùng khát khao viết tiếp giấc mơ được đi học của mình. Phạm Thị Phượng là thủ khoa toàn tỉnh Đắk Lắk khối C00, với số điểm 29,5 điểm (Văn: 9,5; Lịch sử: 10; Địa lý: 10). Hiện tại Phượng đang theo học tại ngành Sư phạm Ngữ văn (trường ĐH Tây nguyên).