Tận dụng mạng xã hội để tập hợp thanh niên

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dưới góc nhìn người học, Chu Thành Đạt, sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, T.Ư Đoàn cần cập nhật các xu thế mới trên Internet, tận dụng mạng xã hội để tập hợp thanh niên, kết nối tương tác trên các nền tảng.

Chu Thành Đạt (trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2021 - 2030”: Với sự phát triển của Internet, việc đăng tải và chia sẻ thông tin hầu như không gặp phải trở ngại nào. Cùng với tâm lý thích nổi tiếng, thích được chú ý khiến cho một bộ phận không nhỏ người dùng Internet, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên ở độ tuổi đôi mươi, chưa đủ chín chắn, tìm mọi cách để đăng tải những thông tin gây sốc, những tít “giật gân”, câu view.

Tận dụng mạng xã hội để tập hợp thanh niên ảnh 1

Sinh viên Chu Thành Đạt, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2021 - 2030”.

Nam sinh ĐH Ngoại ngữ cho rằng, nếu không đủ tỉnh táo, tiếp nhận các thông tin trên cơ sở có chọn lọc và ý thức cảnh giác, phê phán, không giữ vững những phẩm chất đạo đức cách mạng, một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên Việt Nam dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư, tật xấu, những ham muốn tầm thường, từng bước xao nhãng và phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của mình; ngại cống hiến, ham hưởng thụ, vô tâm, vô cảm và theo đó, nhiều vấn nạn đạo đức khác sẽ xuất hiện.

Xuất phát từ thực trạng đáng báo động nói trên, Chu Thành Đạt đề xuất với Bộ GD - ĐT đẩy mạnh triển khai với các trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn quốc về việc học tập, tuyên truyền Luật An ninh mạng năm 2018, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, các hình thức giới thiệu, tuyên truyền dễ tiếp thu như đã được đề cập trước đó.

Với việc trang bị một cách đầy đủ kiến thức về quy định của pháp luật trong việc sử dụng, hệ lụy từ việc sử dụng không gian mạng, học sinh, sinh viên có thể điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với bạn bè, gia đình và xã hội một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, đại diện sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) đồng thời đề xuất T.Ư Đoàn phối hợp với T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam triển khai các chương trình, cuộc thi tìm hiểu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thanh niên.

Dưới góc nhìn của một sinh viên đã từng tham gia một số cuộc thi kiến thức trực tuyến do Bộ GD - ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức, Đạt tin tưởng rằng, cần sự thay đổi nhất định về hình thức dự thi để hạn chế tình trạng một bộ phận đoàn viên, thanh niên vì bệnh thành tích mà lợi dụng sơ hở về mặt kỹ thuật để đạt điểm số cao trong các bài thi trắc nghiệm trực tuyến.

Thêm vào đó, việc tổ chức các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến khiến việc học tập, tìm hiểu, tiếp nhận thông tin của đoàn viên, thanh niên trở nên thụ động khi các bạn dựa dẫm quá nhiều vào các công cụ tìm kiếm trong quá trình làm bài thi. Những nội dung, kiến thức mà các bạn có được từ các câu hỏi trong đề thi cũng vì thế chỉ mang tính chất tạm thời và không có tính hệ thống.

Từ những quan sát trên, Chu Thành Đạt cho rằng, các cuộc thi mang tính chất tuyên truyền, cổ động, giáo dục như cuộc thi tìm hiểu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thanh niên nói trên nên được tổ chức dưới nhiều hình thức, hạng mục khác nhau, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên có thể phát huy sở trường của mình một cách sáng tạo.

Tận dụng mạng xã hội để tập hợp thanh niên ảnh 2

T.Ư Đoàn cần cập nhật các xu thế mới trên Internet, tận dụng mạng xã hội để tập hợp thanh niên, kết nối tương tác trên các nền tảng. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Thay vì chỉ dừng lại ở các bài thi trắc nghiệm 30 câu, 50 câu truyền thống, các nội dung thi về sáng tác tranh/ảnh nghệ thuật, dựng video, radio tuyên truyền, podcast, các tiểu phẩm hài, truyện ngắn dở khóc dở cười về thanh niên trong thời đại số chắc hẳn sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều đối tượng đoàn viên, thanh niên tham gia dự thi.

Những nội dung, thông điệp được truyền tải qua các kênh thông tin kể trên sẽ mang góc nhìn “rất trẻ, rất thanh niên”, giúp cho những nội dung tuyên truyền đôi khi vốn khô khan, khó tiếp thu trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ áp dụng trong đời sống hàng ngày - điều mà các bài thi trắc nghiệm, viết luận tìm hiểu về chủ trương, chính sách khó lòng có thể sánh bằng.

Thông qua đây, Đạt cũng mong muốn cán bộ Đoàn cần thường xuyên cập nhật các xu thế mới trên internet, biết tận dụng mạng xã hội (ví dụ Zalo, Facebook, Instagram, Tiktok) và biến nó trở thành một công cụ hữu hiệu để tập hợp thanh niên và tổ chức các phong trào hoạt động thanh niên, như tăng cường các hình thức kết nối, tương tác thân thiện trên các nền tảng nói trên.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Nhân văn khẳng định bản lĩnh: Đại hội Đoàn nhiệm kỳ mới – Khát vọng xung kích và hội nhập

Tuổi trẻ Nhân văn khẳng định bản lĩnh: Đại hội Đoàn nhiệm kỳ mới – Khát vọng xung kích và hội nhập

SVVN - Trong không khí sôi động của tinh thần tuổi trẻ, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lần thứ XII, đã chính thức diễn ra. Với chủ đề ‘Xung kích – Tiên phong – Sáng tạo và Hội nhập’, Đại hội không chỉ tổng kết một nhiệm kỳ đầy dấu ấn mà còn mở ra khát vọng mới, sẵn sàng đón đầu thách thức trong hành trình đưa tuổi trẻ Nhân văn vươn tầm quốc tế.
Phó Chủ tịch nước gặp gỡ tài năng trẻ nhận Giải thưởng 'Khuê Văn Các': Thắp sáng ‘sức mạnh mềm’ cho tương lai đất nước

Phó Chủ tịch nước gặp gỡ tài năng trẻ nhận Giải thưởng 'Khuê Văn Các': Thắp sáng ‘sức mạnh mềm’ cho tương lai đất nước

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' lần đầu tiên được tổ chức đã vinh danh 9 nhà khoa học trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHXH&NV. Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trong việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước bền vững.
Những tấm gương tiêu biểu sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế địa phương

Những tấm gương tiêu biểu sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế địa phương

SVVN - 36 gương thanh niên xuất sắc được vinh danh ‘Giải thưởng Lương Định Của 2024’, ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển kinh tế. Những tấm gương này không chỉ tạo dựng thành công từ các mô hình kinh doanh bền vững mà còn góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trên khắp cả nước.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần đầu gọi tên những tài năng Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giải thưởng Khuê Văn Các lần đầu gọi tên những tài năng Khoa học Xã hội và Nhân văn

SVVN - T.Ư Đoàn vừa công bố danh sách 9 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 – giải thưởng đặc biệt tôn vinh các tài năng trẻ dưới 35 tuổi trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV). Đây là bước đi quan trọng, khẳng định vai trò của KHXH&NV đối với sự phát triển của đất nước, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày hội Thanh niên quốc tế lần III: Nơi kết nối văn hóa và tình hữu nghị thanh niên toàn cầu

Ngày hội Thanh niên quốc tế lần III: Nơi kết nối văn hóa và tình hữu nghị thanh niên toàn cầu

SVVN - Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III diễn ra tại Hà Nội, đã thu hút gần 3.000 thanh niên Việt Nam và quốc tế, tạo nên không gian giao lưu văn hóa độc đáo và lan tỏa thông điệp ‘Vì một thế giới hòa bình’. Với các hoạt động đa dạng từ Giải chạy Hữu nghị, Vũ điệu Áo dài, đến City Tour tham quan Thăng Long, sự kiện trở thành nhịp cầu kết nối tình hữu nghị và quảng bá nét đẹp văn hóa Hà Nội ra toàn cầu.