Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ

SVVN - Không chỉ rút hết tiền dưỡng già ủng hộ đồng bào lũ lụt ở phía Bắc 1 tỷ đồng, trước đây GS.TS Lê Ngọc Thạch từng đóng góp cho quỹ phát triển tài năng hàng tỷ đồng.

Hai ngày nay, nhiều học trò vào trang cá nhân của GS.TS Lê Ngọc Thạch, giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) bày tỏ sự cảm phục.

GS.TS Lê Ngọc Thạch là người thầy đã rút hết tiền dưỡng già 1 tỷ đồng ủng hộ bà con phía Bắc chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.

Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ ảnh 1

GS.TS Lê Ngọc Thạch (Ảnh: VNUHCM).

Nhiều người bày tỏ niềm tự hào khi từng là học trò của thầy, một tấm gương sáng của nhiều thế hệ. Có nhiều người còn bật khóc vì cảm phục trước tấm lòng của thầy mình.

"Khi biết thầy rút hết tiền tiết kiệm hỗ trợ bà con vùng lũ, tôi đã bật khóc, mắt cay xè vì thương thầy, vì xúc động và vì cảm phục. Thầy đã lớn tuổi, sức khỏe cũng không còn được tốt nhưng vẫn như thời đi dạy, thầy luôn hướng đến mọi người. Tấm lòng của thầy thật sự đáng nể phục", một học trò của thầy Thạch cho hay.

Sau khi biết thầy mình rút hết tiền dưỡng già đóng góp cho bà con vùng lũ, người học trò cũng quyết định rút nửa tháng lương của mình hướng về người dân phía Bắc đang chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Trước những lời cảm phục của mọi người, của học trò dành cho mình, GS.TS Lê Ngọc Thạch đáp lại khiêm tốn: "Cảm ơn em, không có chi".

Được biết, số tiền 1 tỷ đồng thầy Lê Ngọc Thạch ủng hộ bà con vùng bão lũ là tiền tiết kiệm trong nhiều năm từ tiền lương hưu, tiền đi dạy và cả tiền viết sách với dự định dành để dưỡng già.

Tuy nhiên, khi nắm thông tin về tình cảnh oằn mình chống chọi với bão lũ của người dân nhiều tỉnh phía Bắc, ông Thạch thôi thúc mình cần phải làm điều gì có ích.

Nhận thấy người dân chịu ảnh hưởng đang rất cần sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để vượt qua khó khăn, ông quyết định rút khoản tiền dưỡng già của mình để ủng hộ bà con.

Nói về việc dùng hết số tiền tiết kiệm của mình để trao đi, GS.TS Lê Ngọc Thạch cho rằng đó là những việc làm trong khả năng, những gì có thể làm thầy sẽ cố hết sức.

Với nhiều ý kiến lo ngại thầy sẽ thiếu thốn sau này, vị giáo sư cho biết mình sống một mình không chi tiêu nhiều và vẫn còn tiền lương hưu hằng tháng.

Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ ảnh 2

GS.TS Lê Ngọc Thạch (bên trái) trong lần đóng góp cho quỹ Lê Văn Thới (Ảnh: P.Q).

Một cán bộ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) chia sẻ, trước khi nghỉ hưu, GS.TS Lê Ngọc Thạch làm công tác quản lý và giảng dạy ở khoa hóa học của trường.

Trước đây, thầy từng đóng góp hai lần vào giải thưởng Lê Văn Thới (giải thưởng tôn vinh những đề tài tốt nghiệp xuất sắc ở các bậc đào tạo trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, được thực hiện và bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM). Lần 1 là 1,5 tỷ đồng, lần 2 là 500 triệu đồng.

Thầy cũng đóng góp vào cho giải thưởng hóa học xanh Lê Văn Thới của Hội hóa học TPHCM và nhiều hoạt động xã hội, cứu trợ khác.

GS.TS Lê Ngọc Thạch là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng, sách giáo trình, sách tham khảo hóa học.

Link bài gốc: Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ

MỚI - NÓNG
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
SVVN - Với mong muốn tìm được nhà trọ vừa rẻ nhưng vẫn riêng tư, nhiều nhà trọ “hộp diêm” trở thành lựa chọn “lý tưởng” của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhà trọ hộp diêm lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản người ở. Theo Thạc sĩ (Th.S)/ Kỹ sư xây dựng Lê Hữu Cương, chính sự chủ quan và chạy theo lợi nhuận của chủ trọ trong thiết kế và xây dựng đã góp phần làm gia tăng rủi ro về an toàn.
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
SVVN - Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào áp lực phải luôn hoàn hảo từ ngoại hình lẫn thành công để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, sự ám ảnh với hình ảnh hoàn hảo không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. 
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
SVVN - Sinh ra tại thôn Nậm Giang 2, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai), Phùng Thị Thúy – cô sinh viên năm 3 ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – đã và đang từng bước chinh phục con đường ước mơ với ý chí và nghị lực phi thường.

Có thể bạn quan tâm

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.
Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

SVVN - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP. HCM vừa diễn ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD - ĐT) cho biết, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 có nhiều điểm mới. Thí sinh cần nắm vững quy trình xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào ngành mong muốn.