Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Thị Thanh Tâm sinh năm 2001 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Với điểm học tập 3.66/4.0, cô là một trong những thủ khoa tốt nghiệp loại xuất sắc được vinh danh trong lễ tốt nghiệp hồi tháng 8/2023 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ sinh ngành Nhật Bản học sở hữu chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N2, có nhiều học kỳ đạt học bổng khuyến khích học tập, nhận Học bổng khuyến học của Kova lần thứ 20 và Học bổng khuyến học Quỹ Đài tưởng niệm.

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân ảnh 1

Thanh Tâm trong ngày tốt nghiệp hồi tháng 8/2023.

Chia sẻ với Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Thanh Tâm cho biết danh hiệu thủ khoa làm cô rất bất ngờ và ngập tràn hạnh phúc. Trong suốt quá trình học, cô đặt mục tiêu tốt nghiệp loại xuất sắc, nhưng chưa từng nghĩ tới vị trí thủ khoa ngành.

Bố của Tâm mất khi cô đang học cấp hai nên mẹ đã cố gắng rất nhiều để con gái có thể tiếp tục con đường học vấn. Bởi vậy, cô tin rằng mẹ chính là người tự hào và hạnh phúc hơn ai hết trước tin vui này.

Nhờ danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp ngành, cô có thể cùng mẹ ngồi hàng ghế đầy danh dự trong hội trường dành riêng cho người nhà của các thủ khoa, được đưa mẹ lên sân khấu nhận hoa và bằng khen, được thấy nụ cười rạng rỡ của mẹ.

“Mình nghĩ rằng đây là điều tuyệt nhất mà bản thân đã làm được trong suốt hơn 20 năm qua dành cho người phụ nữ tuyệt vời nhất của mình”, Thanh Tâm xúc động.

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân ảnh 2

Thanh Tâm cùng mẹ (thứ 2 từ trái qua) lên sân khấu nhận bằng cử nhân.

Bốn năm trước, khi đứng trước quyết định lớn của cuộc đời là chọn ngành, chọn trường, cô cảm thấy chông chênh và không ít lần đắn đo, cân nhắc. Hơn là yêu thích, cô nhận thấy Nhật Bản học là một ngành học có tính ứng dụng cao và mang lại nhiều cơ hội trong tương lai.

Với chuyên ngành này, Thanh Tâm không chỉ được học tiếng Nhật mà còn được hiểu thêm về văn hoá, đất nước và con người Nhật Bản. Cô được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị và là thành viên của câu lạc bộ trà đạo Hà Nội Urasenke Tantokai.

“Mình dần thấy yêu thích ngành học, muốn được chinh phục thứ ngôn ngữ phức tạp như tiếng Nhật và muốn được hiểu nhiều hơn về xứ sở Hoa Anh đào. Mình hơi tiếc vì thời sinh viên chưa có cơ hội tới Nhật, nhưng đây sẽ là mục tiêu phấn đấu trong tương lai”, cô tâm sự.

Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các môn học đại cương và môn chuyên ngành Nhật Bản học đều cần ghi nhớ rất nhiều lý thuyết. Để học tốt, Thanh Tâm cho rằng điều then chốt là phải hiểu và lý giải được vấn đề theo góc nhìn của bản thân. Sau đó, cô chọn cách viết ra, đôi khi là gạch ý chính, đôi khi dưới dạng sơ đồ tư duy. Cô cảm nhận việc ghi chép bằng tay giúp nhớ bài nhanh và lâu hơn.

Khi mới vào năm nhất, cô từng có suy nghĩ sai lầm rằng chỉ cần học các môn chuyên ngành thật tốt, còn các môn lý luận chung không cần cố gắng. Kết quả, cô nhận về điểm kém môn Triết học Mác Lênin và dần nhận ra bất kỳ môn học nào cũng ảnh hưởng đến kết quả chung.

“Nếu chú tâm lắng nghe và ghi chép, chúng ta sẽ phát hiện rằng tất cả môn học thời đại học đều có ích, dù lúc này hay lúc khác, việc này hay việc khác. Mình mong rằng sẽ không có bạn nào nhầm lẫn đáng tiếc như mình nữa”, Thanh Tâm kết luận.

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân ảnh 3

Một hoạt động của sinh viên ngành Nhật Bản học mà Thanh Tâm tham gia.

Thay vì làm khóa luận tốt nghiệp, cô lựa chọn học môn tốt nghiệp Văn học Nhật Bản. Nhờ môn học này, cô được biết đến nhiều tác phẩm hay và vô cùng độc đáo của những tác giả người Nhật nổi tiếng như MiyaMoto Teru, Kawai Masao, Jiyugaku Akiko, Shimura Fukumi,...

Thanh Tâm đặc biệt ấn tượng với tiểu thuyết「足の表現力」(Dịch nghĩa: Sức biểu đạt của đôi chân) của tác giả Abe Kobo. Trong tác phẩm, tác giả không chỉ đơn thuần nói về đôi chân “vật lý” mà còn tái hiện “đôi chân” giàu sức biểu đạt và chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc trong Bunraku (một thể loại sân khấu truyền thống của Nhật Bản), Kabushiki hay trong môn đấu vật truyền thống Sumo,... Đôi chân dù là bộ phận ở dưới cùng thân thế, ở một số nơi còn bị coi là “không cao quý” nhưng lại tinh tế và đầy ý nghĩa trong văn của Yamaguchi. Đây chính là lý do khiến cô yêu thích tác phẩm này.

Nữ thủ khoa tâm sự, điều mà cô học được từ thời sinh viên khiến cô biết ơn nhất chính là cách chấp nhận bản thân. Là người hướng nội, trước đây cô có đôi chút tự ti về bản thân. Khi phải sống xa nhà, tự chủ trong mọi việc, bắt đầu đi làm thêm, gặp gỡ nhiều người, cô hiểu rằng lo lắng hay sợ hãi quá nhiều về bản thân chỉ khiến cô tụt lại phía sau. Thay vào đó, cô chấp nhận nhìn thẳng vào điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng để trở thành phiên bản tốt hơn.

Cô cho rằng nếu bạn là người hướng nội thì không nên bất chấp, ép bản thân thành người hướng ngoại để trông có vẻ năng động, sôi nổi hơn tại môi trường đại học. Dù đặc điểm tính cách ra sao, mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, độc nhất và cần biết tận dụng những điểm mạnh của bản thân để trở thành một người tự tin.

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân ảnh 4
Câu nói yêu thích của Thanh Tâm là “Yêu cuộc đời mình sống và sống cuộc đời mình yêu”.

“Mập một chút cũng không sao, miễn là mình ăn uống sinh hoạt điều độ để khỏe mạnh. Sau một ngày dài, mình thường tự thưởng cho bản thân thứ gì đó, ví dụ một giấc ngủ thật sâu. Đó là cách mình đón nhận những niềm vui mới, những người bạn mới và những cơ hội mới. Đó cũng chính là cách mình yêu cuộc đời mình sống và sống cuộc đời mình yêu”, cô nhấn mạnh.

Hiện Thanh Tâm đang làm việc tại văn phòng Hà Nội của một tập đoàn Nhật Bản. Vai trò của cô là sử dụng tiếng Nhật đối ứng để hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Dù còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu đi làm chính thức tại môi trường công sở, việc được ứng dụng ngoại ngữ đúng chuyên ngành và nhận về nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng chính là niềm vui và động lực đi làm mỗi ngày của cô.

Ngoài tấm bằng cử nhân ngành Nhật Bản học, Thanh Tâm đang học nâng cao để chinh phục chứng chỉ tiếng Nhật mức độ cao nhất JLPT N1 cùng ước mơ được làm việc tại nước Nhật.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

SVVN - Trần Anh Phi, sinh viên năm 3 ngành Kỹ thuật Điện và Năng lượng Tái tạo của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), đã xuất sắc giành giải Nhất tại Diễn đàn Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Student Forum 2024. Với dự án nghiên cứu “Ứng dụng phát hiện cử chỉ tay và dịch ngôn ngữ ký hiệu ASL: Tích hợp xử lý hình ảnh và cảm biến”, Anh Phi đã chinh phục Hội đồng Giám khảo bằng ý nghĩa thực tiễn và tiềm năng ứng dụng cao của công trình này.
Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

SVVN - Phạm Ngọc Ánh (sinh năm 2000) là thủ khoa kép ngành Sinh học của Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau hành trình đại học đầy tự hào với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ, cô bạn tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, xuất sắc tốt nghiệp hạng nhất chương trình Thạc sĩ Quang tử sinh học phân tử và nano - Trường Đại học ENS Paris-Saclay. Hiện tại, Ngọc Ánh đang là Nghiên cứu sinh tại Pháp với học bổng France Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

SVVN - H’ Uyên Niê (sinh năm 2003) hiện là sinh viên năm 4, ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2). Với GPA ấn tượng 3.5/4 và là một trong 60 sinh viên nhận học bổng AmCham 2024 danh giá, H’ Uyên còn tỏa sáng trong hoạt động ngoại khóa với vai trò Quản lý dự án xã hội tại AIESEC Việt Nam. Đặc biệt, cô còn ghi dấu ấn khi đạt danh hiệu Hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương - FTUCharm 2023.
Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

SVVN - Đinh Mạnh Cường (sinh năm 2005) hiện là viên năm thứ 2 ngành Quản trị Dịch vụ và Lữ hành tại Trường Đại học Đại Nam. Dù phải đối mặt với không ít khó khăn trong những ngày đầu sinh viên, Mạnh Cường đã vượt qua thử thách và quyết tâm phát triển bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa, học hỏi từ thực tế nghề nghiệp bằng sự năng động và kiên trì.
Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

SVVN - Với điểm GPA 3.83/4.0, Nguyễn Mai Cẩm Nhung (sinh năm 2002) đã tốt nghiệp loại Xuất sắc, đồng thời là thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vượt qua những định kiến về ngành học, Cẩm Nhung luôn kiên trì theo đuổi đam mê và trở thành Chuyên viên Tâm lý học đường - một công việc đúng với chuyên môn của mình.
Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

SVVN - Nguyễn Ánh Quyên (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với vai trò là lớp phó học tập, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn, Ánh Quyên đạt thành tích học tập xuất sắc (GPA 3.45/4) và nhiều lần nhận được học bổng khuyến khích học tập từ Học viện. Bên cạnh đó, cô nàng tạo nhiều dấu ấn với hành trình không ngừng nỗ lực, phát triển trên con đường học vấn cũng như lĩnh vực truyền thông.
Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

SVVN - Đứng giữa những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên luôn phải tự đi tìm và khám phá bản thân thông qua học tập, hoạt động xã hội và làm thêm; để cân bằng giữa những điều ấy luôn là sự băn khoăn ở mỗi sinh viên. Vũ Nguyễn Hiếu Thảo sinh viên năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm cho mình phương pháp hiệu quả giúp cuộc sống học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.